Bầu ăn khoai lang được không là câu hỏi nhiều chị em băn khoăn, nhất là những người “ghiền” món ăn này. Vậy bầu có nên ăn khoai lang? Ăn thế nào là tốt nhất? Tìm hiểu ngay cùng MEDIPLUS!
Theo chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn khoai lang. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và lành tính, có thể nói, đây là loại thực phẩm lý tưởng cho nhiều đối tượng, kể cả bà bầu, trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Bạn đang xem: Bầu ăn khoai lang được không? Giải đáp từ chuyên gia
Ngoài những lợi ích đáng kể trên, bà bầu ăn khoai lang còn nhận được nhiều lợi ích không tưởng như:
- Phát triển tốt thị lực cho cả mẹ bầu và thai nhi: Hàm lượng vitamin A khá cao trong khoai lang giúp thai nhi phát triển thị lực tốt hơn.
- Phòng ngừa táo bón thai kỳ: Với hàm lượng chất xơ cao, khoai lang hỗ trợ hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động tốt hơn, ngừa táo bón, nhuận tràng.
- Hỗ trợ phát triển toàn diện hệ thần kinh, não bộ của thai nhi: Lượng dưỡng chất dồi dào trong khoai lang có vai trò quan trọng để hỗ trợ phát triển trí não, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
- Tăng khả năng đề kháng: Mang thai là thời gian sức đề kháng của thai phụ suy giảm, dễ mắc bệnh do thay đổi khí hậu, thời tiết,… Với hàm lượng dưỡng chất cao, khoai lang góp phần nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trước sự tiếp cận của vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu bị cảm cúm dễ gây nên những ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của bé.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Theo nhiều nghiên cứu, mẹ bầu sử dụng khoai lang đều đặn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Dù có vị ngọt nhưng đường có mặt trong khoai lang không trực tiếp chuyển hóa thành đường.
- Ngăn ngừa ốm nghén: Vitamin B6 có trong khoai lang là một trong những dưỡng chất có thể ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng ốm nghén của bà bầu.
- Kiểm soát cân nặng: Lượng chất xơ dồi dào giúp bà bầu no lâu và nhanh hơn, kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, tránh tình trạng ăn quá nhiều. Nhờ vậy, bà bầu có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm được đánh giá cao cho sức khoẻ với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất béo ít, giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Chính vì vậy, khoai lang được nhiều người thêm vào thực đơn để kiểm soát cân nặng và sức khỏe, đặc biệt là những người bị tiểu đường, gặp vấn đề tiêu hoá,…
Xem thêm : Ăn bí đỏ hàng ngày có tốt không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng trong 100g khá đa dạng, cụ thể:
STT Dưỡng chất Hàm lượng 1 ✨ Vitamin A 961 μg Tốt cho thị lực 2 ✨ Vitamin B6 0,29mg Hỗ trợ tốt cho quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng cho cơ thể 3 ✨ Vitamin C 19,6mg Giúp chống oxy hóa, cải thiện da, tăng sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm và hạn chế tình trạng cảm cúm 4 ✨ Vitamin E 0,71mg Giúp làm chậm quá trình oxy hoá 5 ✨ Canxi 38mg Thúc đẩy quá trình phát triển và bảo vệ hệ thống xương, răng 6 ✨ Magie 27mg Hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển và trao đổi chất của cơ thể 7 ✨ Kali 475mg Kiểm soát huyết áp trong cơ thể, phòng ngừa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch 8 ✨ Chất xơ 3,3g Giúp kiểm soát cân nặng do chất xơ giúp tăng cảm giác no, giảm lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.
Những lợi ích không nhỏ từ khoai lang chính là lý do khiến rất nhiều thai phụ thắc mắc đang mang bầu ăn khoai lang được không.
Xem thêm
Bầu ăn kem được không? Mẹ bầu thích ăn kem cần biết
Xem thêm : Bị sẹo lõm sau khi tẩy nốt ruồi, phải làm sao?
Bầu ăn đậu bắp được không? Hướng dẫn mẹ bầu chi tiết
Như đã nói ở trên, khoai lang mang lại rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho cả người bình thường lẫn bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên cân nhắc ăn thế nào để đảm bảo nhận được tối đa lợi ích. Có thể tham khảo một số lưu ý:
- Không ăn quá nhiều: Nồng độ vitamin A khá cao trong khoai lang có thể gây nên tình trạng thai chết lưu, sảy thai, dị tật thai nhi,… nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.
- Không ăn sống: Lượng tinh bột ở lớp ngoài của khoai lang khi còn sống sẽ gây nên một số tác động tiêu cực như: đầy hơi, ợ nóng,…
- Không ăn khoai lang cùng củ cải muối, dưa chua: Lượng đạm có trong khoai lang khi kết hợp với dưa chua, củ cải muối có thể gây khó chịu cho dạ dày do việc kết hợp này dễ sản sinh acid.
- Nên ăn vào buổi trưa: Cơ thể cần 4-5 giờ để hấp thụ lượng canxi có trong khoai lang. Thế nên, mẹ bầu nên ăn vào buổi trưa để dạ dày có thể tiêu hoá hoàn toàn trước khi đến bữa tối để không ảnh hưởng đến việc tiêu hoá các loại thực phẩm khác.
Mặc dù được nhận định là một loại “thực phẩm vàng” cho cơ thể, nhưng bà bầu cũng không nên tiêu thụ quá mức khoai lang, tránh những tác hại tiêu cực như sỏi thận, ngộ độc vitamin A, đầy hơi, khó chịu,…
Hy vọng tất cả những thông tin trên đây đã cung cấp đầy đủ câu trả lời cho câu hỏi đang bầu ăn khoai lang được không. Mọi thắc mắc về việc chăm sóc sức khoẻ trước, trong và sau khi mang thai vui lòng liên hệ 1900 3366 để được chuyên gia MEDIPLUS hỗ trợ nhanh nhất!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp