Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Lá lốt là một loại gia vị và được kết hợp với các món ăn khác tạo nên vị thơm ngon đặc trưng khiến cho nhiều người thích thú. Vì thế, các mẹ bầu khó bỏ qua những món ăn được chế biến cùng lá lốt. Vậy bà bầu có ăn được lá lốt không, có ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về vấn đề cần giải đáp này nhé!

Bà bầu có ăn được lá lốt không?

Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như protein, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin C,..

Hơn nữa, theo Đông Y, lá lốt còn có khả năng chống viêm, đồng thời bảo vệ gan, tốt cho hệ tim mạch,.. Ngoài ra, trong lá lốt có chất chống oxy hóa là một trong những phương thuốc hiệu quả để chữa ho, chảy máu chân răng, giảm sưng viêm,..

bà bầu có ăn được lá lốt không
Bà bầu ăn lá lốt được không?

Vậy, bà bầu có ăn được lá lốt không? Câu trả lời là Có, vì theo Đông Y lá lốt có tính ấm nên mang lại nhiều sức khỏe cho mẹ bầu. Song, lá lốt có mùi thơm đặc trưng, sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn, giảm tình trạng ốm nghén. Trong thời gian cho con bú, ăn lá lốt sẽ giúp tăng lượng sữa tiết ra nhiều hơn để cung cấp nguồn sữa dinh dưỡng cho bé.

Lá lốt mang đến nhiều lợi ích cụ thể như:

  • Cải thiện và giảm nguy cơ bị táo bón: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp và cần phải bổ sung nhiều thực phẩm để cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và bé nên rất dễ bị táo bón. Do đó, để hạn chế bị táo bón cho mẹ bầu có thể ăn lá lốt kết hợp với thực đơn hằng ngày.
  • Giảm hoặc ngăn ngừa chảy máu chân răng khi mang thai;
  • Trị ho: Dùng thuốc khi mang thai sẽ rất nguy hiểm nên cần hạn chế sử dụng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, lá lốt được biết đến là phương pháp dân gian trị ho hiệu quả.
  • Hỗ trợ cho hệ tiêu hóa: Trong lá lốt có mùi hơi nồng và có tính ấm nên có tác dụng rất tốt để giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi thường gặp ở mẹ bầu.

Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng giảm đau nhức như chân tay, hoặc dùng để trị mụn và làm đẹp da. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe kể trên, khi mang thai mẹ bầu cần phải ăn một lượng lá lốt vừa đủ sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Tuy nhiên, khi sử dụng lá lốt nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng và làm ảnh hưởng đối với những mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai trước đó nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn thực phẩm này.

Gợi ý một số món ăn từ lá lốt dành cho mẹ bầu

Mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn từ lá lốt để thay đổi khẩu vị và cũng như mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn kết hợp với lá lốt mà bạn có bổ sung vào thực đơn hằng ngày:

Thịt bò xào lá lốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g thịt bò thái mỏng, lá lốt rửa sạch và thái nhỏ, tỏi băm, hành tây thái múi.

Cách thực hiện:

  • Ướp thịt với tỏi đã băm nhuyễn và kết hợp với một số gia vị như tiêu, muối, đường, nước tương,..trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó, cho chảo lên bếp và phi thơm tỏi.
  • Khi tỏi đã chuyển sang màu vàng và có mùi thơm, hãy cho thịt bò vào xào cho đến khi chín thì bỏ ra dĩa.
  • Tiếp theo, xào hành tây cho đến khi chín thì cho lá lốt và thịt bò đã xào lên đảo, tát bếp.
bà bầu có ăn được lá lốt không
Món chả lá lốt cuốn với thịt lợn là món ăn được nhiều người yêu thích

Món chả lá lốt thịt lợn

Đây là một trong những món ăn quen thuộc và rất phù hợp với mẹ bầu. Hơn nữa, để làm được món ăn này, bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu như: thịt nạc vai, mộc nhĩ, lá lốt, hành khô.

Hướng dẫn cách làm: Thịt rửa sạch, mộc nhĩ đem đi băm nhuyễn. Sau đó, trộn mộc nhĩ trộn đều với thịt cùng với hạt nêm, hạt tiêu và ướp trong khoảng 10 đến 15 phút. Lá lốt sau khi rửa sạch thì để ráo. Tiếp theo dùng lá lốt để cuốn thịt. Sau khi hoàn thành các bước cuốn thịt bằng lá lốt thì hãy mang đi rán với lửa vừa cho đến khi lá lốt chín đều 2 mặt.

Canh thịt bò lá lốt

Canh thịt bò lá lốt là món ăn vô cùng thơm ngon bổ dưỡng sẽ làm kích thích được vị giác của mẹ bầu.

Chuẩn bị nguyên liệu: thịt bò, lá lốt, gia vị;

Cách thực hiện

  • Rửa sạch thịt bò với muối. Sau đó xả sạch với nước lạnh và để thịt ráo nước;
  • Cắt thịt bò thành từng lát mỏng vừa ăn;
  • Rửa sạch lá lốt và cắt thành từng sợi nhỏ hoặc băm nhuyễn;
  • Ướp thịt bò với hạt nêm, đường, tỏi và hành băm nhuyễn, trộn đều cho ngấm gia vị khoảng 20 – 30 phút;
  • Sau đó, bắc nồi lên bếp, cho vào 2 muỗng cà phê dầu và đợi nóng. Sau đó, cho tỏi và hành băm, phi thơm;
  • Cho thịt bò vào nồi nhanh tay đảo thịt tái rồi để riêng ra đĩa. Sau đó, cho 1 lít nước vào đun sôi và cho lá lốt vào nêm cho vừa khẩu vị;
  • Cuối cùng, cho phần thịt bò xào và tiếp tục nấu cho đến khi nước sôi trở lại và tắt bếp.
bà bầu có ăn được lá lốt không
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn lá lốt

Một số lưu ý nhất định phải biết khi bà bầu ăn lá lốt

Ăn lá lốt đúng cách rất quan trọng để phát huy tối đa tác dụng và đảm bảo an toàn nên ghi nhớ những lưu ý dưới đây:

  • Nên ăn lá lốt đã nấu chín hoặc đã qua chế biến vì khi mang thai tuyệt đối không ăn lá lốt sống do có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt lá rất dễ gây ra nhiễm khuẩn, đau bụng;
  • Chỉ ăn từ 1 – 2 lần/tuần, trong lá lốt có tính nhiệt nếu thường xuyên ăn sẽ gây tích tụ nhiệt trong cơ thể, dễ gây nóng trong kèm theo nhiều tác dụng phụ.

Hơn nữa, lá lốt có nhiều lợi ích cho sức khỏe thì các mẹ bầu nên ghi nhớ đầy đủ là đây chỉ là thảo dược có tính hỗ trợ và không phải là thuốc để chữa bệnh. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong khi mang thai nếu xuất hiện triệu chứng khó chịu hãy đến bác sĩ được kiểm tra và điều trị dứt bệnh.

Mang thai là thời điểm rất quan trọng cần phải quan tâm chế độ ăn uống khoa học và giữ gìn sức khỏe. Lúc này, cần phải bắt đầu lối sống lành mạnh để quá trình mang thai cho đến khi em bé chào đời luôn được khỏe mạnh. Vì thế, trước khi ăn món gì lạ hay những thắc mắc của mẹ bầu về bà bầu có ăn được lá lốt không thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Kim Dung