Mì tôm là món ăn liền hấp dẫn, tiện lợi được nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Nhiều người cho rằng trong quá trình mang thai nếu mẹ bầu ăn mì tôm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ bà bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn mì tôm được không? Hãy cùng Mayo Clinic giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây!
Những thành phần có hại đối với sức khoẻ trong mì tôm
Trong mỳ tôm có chứa rất nhiều các thành phần gây hại đến sức khoẻ mà bà bầu cần tránh xa:
Bạn đang xem: Bà bầu ăn mì tôm được không? Bầu 3 tháng ăn hưởng đến bé không?
Bột tinh chế
Thông thường, tinh chế chỉ là những loại thực phẩm được loại bỏ các tạp chất để được hỗn hợp tinh khiết. Trong quá trình này, các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị loại bỏ theo. Với thành phần chính trong mì tôm là bột tinh chế, vì vậy khi ăn chúng ta chỉ có cảm giác no chứ không mang lại giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích gì.
Muối
Muối là một gia vị thường gặp và được sử dụng rất nhiều trong việc chế biến món ăn. Nếu một món ăn mà không có muối thì hương vị sẽ rất tẻ nhạt. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều muối cũng không tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là bà bầu. Đặc biệt, trong 100g mì tôm có chứa 2,5g muối, điều này có thể gây ra tình trạng cao huyết áp trong quá trình thai kỳ.
Chất bảo quản
Trong một gói mì tôm thường có hạn sử dụng là từ 3 – 6 tháng. Để có hạn sử dụng dài thì bắt buộc cần phải sử dụng chất bảo quản. Đây là một loại chất hoá học có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chúng ta. Ngoài ra, trong mì gói còn có các hương liệu tổng hợp, chất tạo màu,…
Chất béo chuyển hoá
Các loại thực phẩm ăn liền đều chứa chất béo chuyển hoá, có thể dễ dàng nhận thấy rằng hàm lượng chất này chiếm phần lớn trong bảng thành phần ở mỗi gói mì tôm. Những chất béo này có hại đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Bột ngọt
Để làm cho hương vị món ăn được trọn vẹn, không thể thiếu được bột ngọt. Bột ngọt còn được biết đến là chất giúp bảo quản thực phẩm, giữ cho hạn sử dụng của đồ ăn lâu hơn trong đó có mì tôm. Nếu ăn quá nhiều bột ngọt trong khoảng thời gian ngắn, cơ thể không đào thải ra hết được lâu ngày tích tụ sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, không chỉ là ăn mì tôm mà tất cả các món ăn khác mẹ bầu đều nên chú ý hơn về thành phần này.
Tertiary Butylhydroquinone
Tertiary Butylhydroquinone (TBHQ) là một chất chống oxy hóa được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm để gia tăng thời gian bảo quản và kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm và được dùng nhiều trong sản xuất mì ăn liền. Ngoài ra, hợp chất này cũng được ứng dụng vào sản xuất thuốc trừ sâu, ngành sơn dầu và cả mỹ phẩm. Chất này không gây hại đến sức khỏe nếu ăn một lượng nhỏ nhưng nếu bạn ăn trong thời gian dài có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng ăn mận có được không? Cần lưu ý gì khi ăn?
Mẹ bầu ăn mì tôm được không?
Xem thêm : Phí đăng kiểm xe ô to cũ theo quy định 2023 là bao nhiêu?
Mẹ bầu ăn mì tôm được không? Qua việc phân tích các thành phần trong mì tôm, chúng ta có thể thấy rằng đa số các thành phần này đều có hại, không có đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, dinh dưỡng cũng là điều cần thiết cho bất kỳ thai phụ nào khi mang thai.
Tuy nhiên, không hoàn toàn không được ăn, nếu ăn một vài gói cho đỡ thèm thì vẫn được nhưng không nên ăn lâu dài. Các mẹ bầu có thể thay thế mì ăn liền bằng các món ăn tươi, sạch, nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, không nên ăn mì tôm để thay thế bữa ăn chính.
Ngoài ra, nếu thèm mì tôm thường trực, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách để cải thiện cơn thèm này. Chẳng hạn có thể thay thế bằng cách ăn nhiều hoa quả và rau củ, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc tự làm mì tôm tại nhà,…
Xem thêm: 7 Cách massage cho bà bầu đúng cách, an toàn cho cả mẹ và bé
Tại sao bầu 3 tháng nên hạn chế ăn mì tôm?
Theo các chuyên gia, bầu 3 tháng nên hạn chế ăn mì tôm do mì tôm không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong mì tôm không chứa nhiều chất đạm và chất xơ, thiếu các vitamin và các khoáng chất thiết yếu cần thiết cho bà bầu trong vòng 3 tháng đầu tiên. Khi mẹ bầu ăn nhiều mì tôm sẽ gây ra những hệ quả xấu như sau:
Bà bầu ăn mì tôm gây nên tình trạng cao huyết áp khi mang thai
Trong mì tôm có chứa hàm lượng muối cao, cứ trong 100g mì tôm sẽ có 2,5g muối. Việc nạp hàm lượng muối cao trong một thời gian dài sẽ làm tăng số lượng ion natri thẩm thấu vào tế bào. Điều này, đã gây áp lực lên thành mạch, tăng sức cản ngoại vi gây ra tình trạng cao huyết áp cho mẹ bầu.
Bà bầu 3 tháng thường xuyên bị tăng huyết áp thì có nguy cơ bị tiền sản giật dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Hệ quả là thai nhi có thể sinh non cân hay thiếu hụt dinh dưỡng. Trường hợp xấu nhất là thai bị chết lưu do 3 tháng đầu bào thai có nguy cơ cao bị bong ra khỏi tử cung.
Xem thêm: Rạn bụng sau sinh: Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà hiệu quả
Bà bầu 3 tháng ăn mì tôm làm tăng nguy cơ loãng xương
Mì tôm không có thành phần canxi nhưng lại nhiều chất bảo quản, hương liệu và phẩm màu, trong đó có photphat giúp cải thiện mùi vị. Chất photphat này giúp bà bầu cảm thấy ngon miệng khi ăn nhưng lại làm tăng nguy cơ loãng xương, khó hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác. Chất này còn có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành răng khi trẻ ra đời.
Ăn mì tôm có thể gây táo bón và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ở bà bầu
Xem thêm : Địa chỉ làm hộ chiếu tại Hải Phòng là ở đâu? Số điện thoại liên hệ?
Cơ thể bà bầu 3 tháng đầu có nồng độ Progesterone tăng khiến nhu cầu động ruột làm việc chậm lại. Hệ tiêu hoá làm việc kém đi dễ gây ra tình trạng táo bón thai kỳ. Nếu như mẹ bầu ăn nhiều mì tôm thì tình trạng táo bón sẽ kéo dài và nặng hơn.
Nguyên nhân là do trong mì tôm chứa làm lượng chất xơ rất thấp, chỉ 500mg trên 100g mì tôm, cũng không có các vitamin và các khoáng chất. Việc ăn nhiều mì tôm liên tục làm cho cơ thể mẹ bầu bị chất xơ và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong thời điểm quan trọng. Hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do phải làm việc nhiều hơn để xử lý các chất hóa học có trong mì tôm.
Bà bầu ăn mì tôm gây thiếu chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi
Bản chất của mì tôm chính là bột mì đã qua tinh chế, do đó sẽ không có nhiều chất dinh dưỡng như các loại thực phẩm tự nhiên khác. Trong 100g mì tôm có 9.7g đạm, 500mg chất xơ, 55.1g tinh bột nhưng không có canxi, sắt, kali, photpho và các nhóm vitamin. Vậy nên khi ăn nhiều mì tôm, mẹ bầu sẽ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên này.
Bầu 3 tháng đầu ăn mì tôm ảnh hưởng xấu đến nồng độ cholesterol
Trong 100g mì tôm có chứa 19.5g chất béo nên khi ăn mì tôm sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Hệ quả là chất béo tích tụ trong máu làm thu hẹp, xơ cứng động mạch khiến cho máu khó lưu thông lên não, dễ gây ra tình trạng đột quỵ.
Cách ăn mì tôm đúng cách hạn chế ảnh hưởng sức khoẻ
Bầu ăn mì tôm được không? Nếu trong trường hợp mẹ bầu muốn ăn mì tôm do cảm giác quá nghén hoặc thỉnh thoảng mới ăn thì bà bầu nên ăn đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp mẹ bầu 3 tháng hạn chế được các tác hại của mì tôm đối với sức khoẻ:
- Mẹ bầu không nên ăn quá 2 lần/tuần, mỗi lần ăn chỉ nên ăn 1 gói.
- Khi ăn mì cần kết hợp các thực phẩm: rau xanh, trứng,… để bổ sung vitamin, đạm và protein cho cơ thể.
- Cách chế biến như sau: Nên luộc sơ mì với nước 1 lần, sau đó mới chế biến với các thực phẩm khác. Mục đích là để loại bỏ được một phần chất béo dư thừa và những chất hoá học có trong mì. Nên sử dụng ½ gói gia vị để hạn chế lượng muối đi vào cơ thể.
- Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý, không nên kết hợp mì tôm với các loại rau: rau sam, ngải cứu, rau răm rau ngót, khổ qua sẽ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
Vậy bà bầu 3 tháng nên và không nên ăn gì?
Trong 3 tháng đầu thai kì, mẹ bầu cần biết được nên ăn gì và không nên ăn gì để thai nhi được phát triển một cách tốt nhất.
Thực phẩm bà bầu 3 tháng đầu nên ăn
Với 3 tháng đầu tiên, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu sắt như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau rền, các loại thịt đỏ, trứng gà,… Các loại thực phẩm chứa sắt, giúp phát triển não bộ thai nhi, đồng thời giúp vận chuyển oxy. Từ đó, giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Ngoài ra, nếu thiếu sắt khiến cơ thể mẹ xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu dẫn đến bào thai suy dinh dưỡng, dễ sinh non, nhẹ cân và thiếu máu bẩm sinh.
- Thực phẩm chứa axit folic hay còn gọi là vitamin B9 như: ngũ cốc, cam, quýt, bưởi, các loại rau củ màu đậm… Axit Folic giúp phát triển tế bào thai toàn diện nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai nhi bắt đầu hình thành. Thiếu axit Folic có thể gây ra tình trạng nguy cơ tim bẩm sinh, hở đốt sống, sứt môi.
- Thực phẩm giàu canxi như: ngũ cốc, cải xoăn, đậu trắng, cam, sữa, tôm, cá mòi, ghẹ… Canxi giúp xây dựng hệ thống răng, xương, tóc cho mẹ bầu và thai nhi. Việc thiếu canxi sẽ làm các mẹ đau mỏi các khớp, chuột rút, cơ bắp mệt mỏi…. Đối với thai nhi nếu thiếu canxi dễ bị tật về xương, còi xương bẩm sinh, thấp lùn.
Thực phẩm bà bầu 3 tháng nên tránh
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung để tốt cho bà bầu và thai nhi thì bà bầu cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau:
- Dứa: Bromelain có trong dứa có khả năng phá vỡ protein và có khả năng làm mềm cổ tử cung gây co thắt trong quá trình mang thai vì vậy bà bầu 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên ăn dứa cũng như các món ăn chứa dứa.
- Đu đủ xanh: Các enzyme có trong đu đủ xanh có khả năng làm co thắt cổ tử cung dẫn đến sảy thai vì vậy mang thai 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn đu đủ xanh. Tuy nhiên đu đủ chín thì lại rất tốt cho bà bầu bởi nó cung cấp các dưỡng chất như kali, vitamin A, B, C, chất xơ.
- Các loại thịt tái hoặc sống: vì trong đó có chứa các loại vi khuẩn hoặc toxoplasma không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.
- Tránh các loại đồ uống có chứa caffeine: bởi nó có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, hệ thần kinh, căng thẳng bà bầu.
Trên đây Viện Thẩm Mỹ Mayo Clinic đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu ăn mì tôm được không?”. Để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng như thai nhi, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mì tôm. Nếu bạn còn phân vân, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Nếu có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ trự tiếp với viện thẩm mỹ Mayo clinic để tránh Mayo Clinic lừa đảo, giả mạo hoặc bạn có thể tới Mayo Clinic để được chuyên ra tư vấn thêm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp