Bầu ăn mía được không? Điều cần lưu ý với chứng tiểu đường thai kỳ

6. Bầu ăn mía được không? Bí quyết chống nghén hiệu quả

Bạn đã từng nghe bài thuốc ngăn ngừa ốm nghén từ nước mía? Trộn 150ml nước mía với một ít nước gừng rồi chia nhỏ ra uống 2-3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày. Rất hiệu nghiệm đấy nhé!

7. Vệ sinh răng miệng

Bà bầu ăn mía được không? Do chứa một hàm lượng khoáng chất dồi dào, ăn mía không chỉ giúp mẹ bầu làm sạch răng, mà còn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng hiệu quả. Sau khi ăn, chỉ cần “tráng miệng” một khúc mía là đủ, bầu nhé!

Bà bầu ăn mía mía như thế nào cho đúng?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đa dạng và đầy đủ các nhóm chất. Ăn quá nhiều một thực phẩm nào cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với thành phần 70% là các loại đường, bà bầu ăn nhiều mía sẽ làm tăng lượng đường huyết trong máu; từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, khi đường huyết tăng cao sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tụ cầu khuẩn trên da, hình thành mụn nhọt.

Nguy hiểm hơn, nếu tụ cầu khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong còn có thể gây nhiễm khuẩn máu; ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ.

Những lưu ý khi bà bầu ăn mía

Để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, khi bà bầu ăn mía nên lưu ý những điều sau:

  • Không ăn quá nhiều; trung bình mỗi tuần chỉ nên ăn từ 3-4 lần.
  • Không ăn mía đã đổi màu hoặc có dấu hiệu bị hư, hỏng dù chỉ một đoạn mía nhỏ. Vì mía hư có thể chứa độc tố ảnh hưởng hệ thần kinh rất nguy hiểm.
  • Không ăn mía khi bị tiêu chảy, đau bụng vì có thể làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.
  • Không tích trữ quá nhiều mía để ăn dần. Vì mía để lâu có thể bị biến chất, ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, bầu cũng không nên ăn mía được ướp lạnh vì có thể làm ê răng hoặc lạnh bụng.
  • Khi mua mía, lựa mía còn tươi, trên thân mía không có đốm đỏ. Tốt nhất, nên chọn nơi bán hàng uy tín, bảo đảm nguồn gốc.