Bà bầu có nên ăn nha đam không? Trong y học cổ truyền, nha đam là thực phẩm có dược tính cao, giúp ích cho các chứng bệnh về táo bón, làm lành vết thương nhanh hơn và loét dạ dày.
Hơn thế nữa, nha đam còn tham gia vào việc chăm sóc làn da và tóc cho phụ nữ. Nó còn được làm nước giải khát hoặc góp mặt trong các món ăn như chè, thịt bò xào nha đam…
Bạn đang xem: Bà bầu có nên ăn nha đam không? Cảnh giác những tác hại cận kề
Nhưng liệu rằng bà bầu có nên ăn nha đam hay không nên ăn trong khi mang thai? Điều này thì các mẹ cần hết sức cẩn trọng.
Bài viết dưới đây của langchaixua.vn sẽ đem đến cho mẹ bầu những thông tin cần thiết về nha đam. Và để xem các mẹ có nên dùng nó trong thai kỳ không nhé.
Nha đam là loại cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng với bà bầu thì nên hết sức cẩn thận.
Bà bầu có nên ăn nha đam không? Những công dụng trong đời sống của nha đam
Nha đam được biết đến là một thực vật dễ trồng, vừa có thể làm thức ăn lại vừa sử dụng như cây cảnh. Phần lá mọng nước của nha đam khá hấp dẫn khi đi vào những món ăn như chè hay yogurt…
Đặc biệt, nha đam được sử dụng như một vị thuốc làm lành các vết thương, hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn làm dịu vết bỏng cũng như vết côn trùng đốt.
Một số công dụng phổ biến khác của nha đam phải kể đến:
- Đối với da dễ nổi mụn, nha đam chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp ngừa viêm da, chăm sóc hoàn toàn tự nhiên.
- Nha đam làm thuốc xổ và giúp ích cho việc nhuận tràng.
- Nha đam còn chữa những chứng như động kinh, hen suyễn rất hiệu quả.
- Nó còn giúp ổn định lượng đường có trong máu.
- Nâng cao hệ miễn dịch, kiểm soát các chứng ợ nóng cũng như loét dạ dày.
- Đặc biệt, nha đam còn giúp thanh nhiệt, dễ chịu và làm mát cơ thể.
- Nhiều người còn sử dụng nha đam để làm tóc mọc nhanh.
Liều lượng sử dụng nha đam cho hợp lý,Bà bầu có nên ăn nha đam không?
Tuy rằng nha đam có nhiều công dụng là thế nhưng bạn cũng đừng nên quá làm dụng nó nhé. Bởi nó có thể chứa những chất không thực sự phù hợp với bạn.
Do đó, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để tránh những rủi ro không đáng có. Sau khi hỏi, bạn nên sử dụng đúng liều lượng mình được khuyên dùng.
Dù cho là sản phẩm tự nhiên nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan. Thông thường, chỉ nên dùng từ 0,04 – 0,17g nha đam khô là an toàn nhất.
Đối với trẻ dưới 18 tuổi thì nha đam không nên dùng, do nó có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn.
Bà bầu có nên ăn nha đam hay không?
Nha đam có nhiều công dụng là thế, nhưng nhiều người đặt ra câu hỏi “Bà bầu có nên ăn nha đam không? Hôm nay, langchaixua.vn sẽ giúp bạn trả lời nghi vấn này.
Xem thêm : Bột củ sen – Công dụng, cách sử dụng và cách làm đơn giản tại nhà
Theo Hội Thai nghén Hoa Kỳ, thì phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam. Bởi loại cây này có thể gây co thắt tử cung.
Nó gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nguy hiểm hơn nó còn làm giảm lượng đường trong máu, điều này gây hại cho mẹ mà cả bé yêu cũng bị ảnh hưởng.
Chất anthraquinon trong nha đam có tác dụng xổ mạnh. Ngoài ra, những thuốc nhuận tràng có tinh chất nha đam cũng làm giảm lượng điện phân trong cơ thể.
Nhưng có nghiên cứu lại chỉ ra rằng, bà bầu có thể dùng một lượng nhỏ nha đam. Tuy nhiên, nó phải nằm trong mức an toàn có sự chỉ định của bác sĩ.
Đối với mẹ bầu không nên ăn nha đam để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nha đam gây tác hại thế nào đến bà bầu và thai nhi?
Bà bầu hãy hết sức cẩn thận với món ăn này khi biết được những nguy cơ xảy ra sử dụng nha đam dưới đây:
Nha đam gây kích thích co thắt dạ con, sinh non
Khi bà bầu sử dụng nha đam làm nước ép uống sẽ dẫn tới xuất huyết trong. Nếu nặng hơn còn gây sảy thai.
Đồng thời, chất trong nha đam dễ gây sinh non do kích thích tử cung co bóp mạnh. Việc này con ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
Ảnh hưởng nhiều đến ngũ tạng
Trong nha đam có chứa thành phần anthraquinon dễ làm sung huyết đường ruột cũng như các cơ quan tiêu hóa. Vì thế, nếu mẹ bà thường xuyên bị tiêu chảy, huyết áp thấp và đầy bụng không nên dùng nha đam.
Đối với thai nhi gây dị tật bẩm sinh
Khi mang thai mà mẹ bầu thường xuyên sử dụng nước nha đam. Thì đây là một trong những nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Gây tụt huyết áp và hạ đường huyết
Bà bầu ăn quá nhiều và liên tục nha đam dễ gây tụt huyết áp. Khi bị huyết áp thấp khiến mẹ bầu gặp rắc rối trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh đó, những bà bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ cũng nên hạn chế ăn nha đam. Do nó sẽ làm lượng đường huyết giảm đột ngột.
Lượng kali trong máu giảm
Khi ăn quá nhiều nha đam khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hay bị tiêu chảy. Những việc này khiến cho lượng kali trong máu giảm.
Kali trong máu bị hạ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chuột rút và gây ảnh hưởng không tốt cho thai kỳ của mẹ bầu. Đồng thời, nó còn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như liệt cơ, gân xương mất phản xạ.
Gây đầy bụng, chán ăn
Thực tế, nước ép từ nha đam có tác dụng tốt trong việc giải nhiệt, giảm cân và tốt cho tiêu hóa. Nhưng khi bà bầu có sự thay đổi về hoocmon thì nha đam trở thành hiểm họa khôn lường cho đường tiêu hóa.
Nếu thường xuyên sử dụng nước nha đam khiến mẹ bầu bị đầy bụng. Không những thế, nó còn dẫn đến tình trạng chán ăn.
Ăn nha đam sẽ khiến mẹ bầu gặp các biến chứng như động thai, làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và sảy thai.
Bà bầu có thể dùng nha đam để làm đẹp da
Tuy rằng nha đam không đem đến câu trả lời tích cực về việc ăn được hay không. Nhưng các mẹ vẫn có thể tận dụng nó để có một công thức làm đẹp hiệu quả.
Đáng chú ý là nha đam chữa rạn da rất tốt đấy nhé. Rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần bóp nhẹ lá nha đam tươi để gel chảy ra.
Sau đó, thoa nhẹ nhàng phần gel này lên những vùng da mà bạn muốn cải thiện. Đợi cho gel thẩm thấu vào da một lúc rồi đi rửa sạch lại bằng nước ấm.
Ngoài ra, các mẹ còn có thể kết hợp nha đam với dầu olive hay dầu lúa mì. Trộn hỗn hợp này vào một bình thủy tinh và để qua đêm là có thể sử dụng được.
Cách này nếu áp dụng thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm tình trạng rạn da. Cần lưu ý, khi dùng quá nhiều nha đam bạn sẽ bị khô da và gây kích ứng da.
Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi tình trạng da của mình để điều chỉnh dùng cho phù hợp nhất.
Những đối tượng khác nên tránh sử dụng nha đam
Nha đam không chỉ không dùng được với bà bầu. Mà nó còn là thứ cấm sử dụng với một số đối tượng sau:
- Các mẹ đang cho con bú: Nha đam chứa một vài chất gây ảnh hưởng tới sữa. Đồng thời, nó gây tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
- Trẻ dưới 12 tuổi cũng không nên ăn nha đam vì nó sẽ làm đau bụng và tiêu chảy.
- Những người mắc bệnh thận: Khi nhựa nha đam tích lũy quá lâu trong quá trình sử dụng thường xuyên sẽ làm suy thận.
- Các bệnh nhân chuẩn bị và sau phẫu thuật: Nha đam làm giảm đường huyết khiến cho việc kiểm soát chất này trở nên khó khăn khi phẫu thuật. Các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng nha đam trước khi phẫu thuật 2 tuần.
- Người cao tuổi bị bệnh về tiêu hóa: Theo đông y thì trồng nha đam có tính hàn nên tuyệt đối không sử dụng cây này khi bị rối loạn tiêu hóa.
Kết luận.
Bà bầu có nên ăn nha đam không? Mong rằng những thông tin trên đã giúp các mẹ có đáp án cho câu hỏi “Bà bầu có nên ăn nha đam không?”. Tốt nhất, trong thời gian mang thai mẹ bầu không nên dùng nha đam.
Kể cả khi cho con bú mẹ cũng nên hạn chế để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Làng chài xưa chúc mẹ có một thai kỳ an toàn nhất.
Đặc sản nước mắm tĩn Làng Chài Xưa
Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN
Website: Langchaixua.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN Website: Langchaixua.vn Hotline: 039.3400.151
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp