Trong suốt thai kỳ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho các mẹ bầu. Nhiều người thắc mắc khi mang thai có được ăn na không? Ăn như thế nào là tốt? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mẹ bầu có ăn được na không?
Quả na, hay có tên khác là mãng cầu, là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Trong quả này có rất nhiều dưỡng chất phải kể đến như protein, carbohydrate, các loại khoáng chất như sắt, canxi, magie, kali, một số vitamin như A, B, C, một lượng nhỏ chất béo và rất giàu chất xơ (có đến 2.4g chất xơ trong 100g thịt quả na). Theo ước tính, 100g thịt quả na có thể cung cấp cho bạn 70 – 80 calo.
Bạn đang xem: Mẹ bầu có ăn được na không? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu?
Theo các chuyên gia, quả này chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai nên các mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn được na.
Những lợi ích cho mẹ bầu khi ăn na đúng cách
Bên cạnh thắc mắc “bầu có ăn được na không?” thì câu hỏi “ăn na có lợi gì?” cũng rất được quan tâm. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao, quả na không những mang lại nhiều dưỡng chất cho cả mẹ và thai thi mà còn giúp các mẹ bầu giảm các triệu chứng trong thời kỳ mang thai. Nếu được ăn khoa học và đúng cách, na sẽ mang lại những lợi ích dưới đây:
Giảm triệu chứng ốm nghén
Khi mang thai, các mẹ bầu thường gặp các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn, khó chịu, không muốn ăn uống,… Tình trạng này kéo dài có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.
Xem thêm : Ô tô, xe máy lấn chiếm lòng, lề đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Quả na chứa vitamin B6 giúp giảm bớt tình trạng ốm nghén cho thai phụ. Bên cạnh đó, na còn chứa vitamin C cũng góp phần hỗ trợ giảm tình trạng trên, tăng sức đề kháng, ngăn nguy cơ mắc một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm,…
Tốt cho tâm lý mẹ bầu
Nội tiết tố ở phụ nữ khi mang thai thay đổi rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của họ. Bởi đó là lý do mà các mẹ bầu thường có tính tình cáu gắt, dễ xúc động, đôi khi là bị trầm cảm. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
Trong mãng cầu chứa một hàm lượng nhất định vitamin B6. Chất này góp phần tổng hợp GABA, từ đó giúp các mẹ bầu giảm căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó, trong na còn chứa khoáng chất magie có tác dụng thư giãn cơ cho thai phụ.
Ổn định hệ tim mạch
Kali và Natri trong quả na là những thành phần giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp cho các mẹ bầu. Mặc khác, vitamin C có nhiều trong quả này cũng là một thành phần chống oxy hóa, hỗ trợ ngăn ngừa gốc tự do, góp phần bảo vệ chức năng tim mạch.
Tránh nguy cơ táo bón thai kỳ
Như chúng ta đã biết, quả na có nhiều chất xơ góp phần làm tăng nhu động ruột, từ đó giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón và một số vấn đề về tiêu hóa cho phụ nữ mang thai.
Tốt cho não, tóc và mắt thai nhi
Xem thêm : Cách luộc củ lùn để đạt độ ngon hoàn hảo nhất là gì? Những món ăn từ củ lùn có thể bạn chưa biết
Các mẹ thường lo lắng rằng khi mang bầu có ăn được na không, chủ yếu là lo ngại vấn đề không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không. Theo các chuyên gia, các chất dinh dưỡng có trong na rất tốt cho bào thai, cụ thể là vitamin A và C. Trong đó, vitamin A kích thích sự phát triển của tóc và mắt, tốt cho da của thai nhi. Còn vitamin C thì hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do, kích thích hệ thần kinh phát triển và tăng miễn dịch cho em bé.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất cũng giúp cho da của mẹ bầu giảm thâm nám, mụn ẩn trong thời kỳ mang thai.
Duy trì cân nặng
Đối với các mẹ bầu có thể trạng gầy, thiếu cân thì na chính là loại quả có nguồn dinh dưỡng dồi dào, giúp cho các mẹ giảm thiểu được tình trạng suy nhược cơ thể trong quá trình mang thai. Còn đối với các mẹ bầu tăng cân bình thường thì vẫn có thể ăn na, chỉ cần ăn đúng cách sẽ không dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Khi có bầu nên ăn na như thế nào?
Ngoài thắc mắc mẹ bầu có ăn được na không thì vấn đề ăn như thế nào để có lợi cũng là điều cần quan tâm. Ăn na đúng cách và khoa học sẽ giúp các mẹ có nhiều lợi ích nêu trên, đồng thời sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có cho sức khỏe.
- Khi chọn na, bạn cần chọn những quả to, tròn, cuống nhỏ, mắt na to, kẻ mắt màu trắng tươi ngon, quả chín mềm, thơm. Không chọn những quả có nhiều vết nứt nẻ vì lúc này quả đã quá chín. Cần tránh những quả na có mắt thâm đen hay chảy nước, vì đó là dấu hiệu của quả đã bị úng, thối. Đặc biệt, cần tìm mua na có nguồn gốc rõ ràng, trồng với phương pháp hữu cơ là an toàn và tốt nhất.
- Thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa ăn 1 – 2 giờ, hoặc có thể dùng na thay bữa phụ. Tránh ăn na lúc đói vì sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Bên cạnh đó, hạn chế ăn na vào buổi tối tránh gây tăng cân.
- Một điều quan trọng nữa là khi ăn các chị em tránh cắn vỡ hạt na, vì trong hạt có chứa độc tố gây hại sức khỏe. Các bạn không cần quá lo lắng nếu lỡ không may nuốt phải hạt na, với lớp vỏ dày cứng vẫn đủ ngăn chặn chất độc phát tán ra bên ngoài. Do đó, khi ăn na, các mẹ bầu nên ăn từ từ, chậm rãi.
- Tuy nhiên, cần ăn ở mức độ vừa phải, các mẹ chỉ nên ăn một quả na trong ngày để tránh tình trạng tăng đường huyết, nóng người.
“Bầu có ăn được na không” là thắc mắc chung của hầu hết các bà mẹ mang thai. Cũng như những loại trái cây khác, quả na rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu ăn đúng và đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Do đó, các chị em trong thời kỳ mang thai cần ăn bổ sung thêm loại quả này để góp phần nâng cao sức khỏe và sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Xem thêm:
- Mẹ bầu uống bia được không? Tác hại của việc uống rượu bia khi mang thai
- Bà bầu uống chanh muối được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp