Rau đắng được khá nhiều người yêu thích bởi vị đắng đặc trưng, ngoài ra, ăn rau đắng cũng mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là loại rau lành tính, bởi có một vài trường hợp không nên sử dụng loại rau này.
- Các nhóm nhạc Kpop nổi tiếng nhất hiện tại (Cập nhật 2023)
- Hướng dẫn cách đọc và viết dãy số la mã 1 đến 30 với bé không còn khó
- Top 10 Bài văn viết về an toàn giao thông hay nhất
- “Tính chất đường cao tam giác cân” – Bí quyết và công thức để thành thạo hình học
- Nghỉ ngang có lấy được tiền bảo hiểm xã hội không?
1. Bà bầu ăn rau đắng có được không?
Rau đắng được nghiên cứu là có nhiều dinh dưỡng và chất xơ, tuy nhiên, có nhiều thông tin cho rằng thành phần chất charantin có trong rau đắng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, xuất huyết và co thắt tử cung nếu mẹ bầu ăn nhiều.
Bạn đang xem: Bà bầu ăn rau đắng được không?
Chính vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế ăn rau đắng trong thai kỳ, mặc dù loại rau này có thể giúp phòng ngừa táo bón thai kỳ và ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.
Không chỉ trong y học hiện đại, Đông y cũng khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế một số loại rau củ có vị đắng, tính mát lạnh như khổ qua, rau má, rau đắng…. trong khẩu phần ăn hàng ngày, vì chúng thường có nguy cơ làm thai phụ bị xuất huyết, co thắt tử cung, thậm chí là gây sảy thai.
Tuy nhiên, cần biết rằng, cả 2 loại rau đắng (rau đắng biển và rau đắng đất) nếu được tiêu thụ trong một giới hạn cho phép sẽ không có nhiều khả năng gây hại cho mẹ bầu. Bởi bên cạnh thành phần có hại thì rau đắng vẫn chứa nhiều các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như vitamin C, chất flavonoid, saponin, alkaloid và sesquiiterpene… những chất này đều cần thiết cho thai kỳ của mẹ bầu.
Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn và kiêng gì trong 3 tháng đầu mang thai để bé cưng khỏe mạnh?
2. Một số loại rau bà bầu không nên ăn
Ngoài rau đắng, mẹ bầu cũng cần hạn chế một số loại rau khác trong thai kỳ bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ mắc phải một số vấn đề sức khỏe thai kỳ, khó sinh, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi.
Dưới đây là một số loại rau mẹ bầu cần tránh:
2.1 Rau ngót
Bà bầu ăn rau ngót trong thai kỳ có thể mang lại nhiều bất lợi cho sức khỏe của mẹ bầu và bé. Trong rau ngót có chứa hoạt chất papaverin, đây là chất có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non nếu ăn rau ngót sẽ càng có nguy cơ cao hơn.
2.2 Ngải cứu
Hiện tại vẫn có chứa bằng chứng đầy đủ cho thấy bà bầu ăn ngải cứu sẽ gây hại cho thai kỳ, tuy nhiên, cũng không kết luận nào cho biết bà bầu ăn ngải cứu sẽ an toàn cho mẹ và bé.
Trong ngải cứu có chứa chất thujone, đây là chất có thể gây kích thích tử cung co bóp, gây chảy máu, thậm chí là sảy thai, đặc biệt là ở những phụ nữ đang ở tam cá nguyệt thứ nhất. Do đó, mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi thêm ngải cứu vào chế độ ăn của mình, tốt nhất vẫn là nên hạn chế sử dụng.
Xem thêm: Bà bầu ăn ngải cứu vì sao lại không tốt cho thai kỳ?
2.3 Rau sam
Rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, với mẹ bầu trong 3 tháng đầu mang thai tốt nhất nên tránh loại rau này, bởi chúng có thể kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ cơ sảy thai cũng như những tác hại nguy hiểm cho thai phụ.
Xem thêm: Giúp mẹ giải tỏa băn khoăn ‘bà bầu ăn rau sam đất được không?’
2.4 Rau chùm ngây
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau chùm ngây, vì trong loại rau này có chứa chất alpha-sitosterol gây co bóp tử cung và làm sảy thai.
2.5 Rau răm
Rau răm thường được dùng để ăn kèm trong các món ăn của người Việt, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, giúp làm ấm bụng, tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng rau răm trong 3 tháng đầu thai kỳ được cho là không nên, bởi chúng có thể gây mất máu, thậm chí khiến tử cung co bóp, dẫn đến sảy thai.
Xem thêm: Giải đáp lý do vì sao bà bầu không nên ăn rau răm trong thai kỳ
Như vậy, rau đắng không phải là thực phẩm lý tưởng để mẹ bầu có thể sử dụng trong thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu yêu thích loại rau này mẹ bầu có thể ăn với số lượng ít và không ăn liên tục để đảm bảo cho sức khỏe thai kỳ luôn ở trạng thái tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp