Theo Y Học Cổ Truyền,cây thù lù còn được gọi là tầm bóp, bùm bụp, lồng đèn với tên khoa học Physalis angulata – thuộc họ cà (Solanaceae). Đây là loại cây mọc hoang dại và có những đặc điểm như sau:
- Loại cây thảo có chiều cao từ 50 đến 90cm, thân cây phân chia thành nhiều cành và thường được mọc rũ xuống đất;
- Lá cây màu xanh có hình bầu dục, chiều dài khoảng 0,3cm và chiều rộng từ 0,2 – 0,4cm. Lá cây được nối liền với thân bằng một cuống lá dài và mọc so le nhau;
- Hoa cây mọc đơn độc màu trắng, có 5 cánh hoa và nhụy vàng. Đài hoa màu xanh hình chuông, bên ngoài đài được bao phủ bằng lớp tơ mịn;
- Quả cây có hình tròn, thuộc loại quả mọng, bề mặt nhẵn và ra quả quanh năm. Khi còn non quả có màu xanh và chuyển dần qua màu cam hoặc đỏ khi quả chín. Quả cây được bao bọc bên ngoài bởi lớp đài bảo vệ, khi dùng tay bóp vào quả sẽ phát ra tiếng kêu.
Thực tế trong tự nhiên thù lù được chia thành nhiều loại và công dụng của cây thù lù đối với sức khỏe con người ở mỗi loại cũng khác nhau. Có thể phân biệt dựa vào đặc điểm của các loại cây này như sau:
Bạn đang xem: Công dụng của cây thù lù
- Thù lù cạnh: Loại cây này có đặc điểm được mô tả như bên trên và thường được dùng nhiều trong các bài thuốc điều trị;
- Cây thù lù nhỏ (Physalis minima): Thuộc loại cây thảo hằng niên, chiều cao khoảng 40cm, thân cây có lông. Phiến lá cây dài từ 2 – 9cm và rộng khoảng 1 – 5cm, mép lá có răng thưa và mặt lá có lông mịn, cuống lá dài từ 1 – 5cm. Loại cây này có hoa nhỏ, màu vàng nhạt và tràng hoa có đốm nâu;
- Cây thù lù lông: Chiều cao gần 1m, thân cây phủ đầy lông và có nhiều nhánh, cành cây non mọc đứng. Lá cây có phiến xoan tam giác, đầu nhọn, gốc hình tim, mép lá nguyên hoặc có thùy cạn. Lá có chiều dài khoảng từ 3,5 – 10cm, chiều rộng từ 2 – 5cm và có lông mềm. Loại cây này có hoa màu vàng, mọc đơn độc ở lá và có lông, đài hoa cao khoảng 5mm và tràng hoa hình chuông. Quả cây thuộc loại quả mọng, màu vàng, hình cầu và có lông, quả mang đài tồn tại to;
- Cây thù lù đực (cây nút áo, cây lu lu đực): Cao khoảng 50 – 80cm, thân cây có lông và phân chia nhiều cành. Lá cây mềm nhẵn, hình bầu dục, có chiều dài từ 4 – 15cm và chiều rộng từ 2 – 3cm. Hoa cây mọc thành tán nhỏ ở kẽ lá, kích thước hoa nhỏ và có màu trắng. Quả cây hình cầu với đường kính từ 5 – 8mm, quả xanh có màu lục và chuyển sang màu đen tím khi chín. Cây có chất độc và khi vò sẽ có mùi hôi.
Xem thêm : Tin tức
Tất cả các bộ phận của cây gồm rễ, lá, thân và quả đều được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu được thu hái quanh năm, sau khi thu hái đem loại bỏ bụi bẩn, đất cát và phơi hoặc sấy khô. Dược liệu nếu được dùng tươi có thể rửa sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng từ 1 – 2 ngày. Trong trường hợp phơi, sấy để dùng khô cần bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ẩm mốc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp