Quan hệ Việt- Tống diễn ra tốt đẹp. Cuối năm 979, hai cha con Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Liễn bị ám sát. Nội bộ triều đình lục đục, vua mới còn nhỏ. Nhà Tống nhân tình hình mâu thuẫn trong nội bộ vương triều Đinh, ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt, nhà Tống vội vàng chuẩn bị đem quân sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, triều đình đã tôn Lê Hoàn làm vua, Dương thái hậu đã “lấy áo long cổn khoác lên mình Lê Hoàn, xin lên ngôi” (Việt sử lược).
Hoàng đế Lê Đại Hành (980-1005).
Bạn đang xem: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (941) tại làng Trung Lập, Châu Ái (nay làng này thuộc Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Thuở nhỏ, vì gia đình nghèo, Lê Hoàn đi ở và làm con nuôi. Sau đó, ông theo Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn Mười hai sứ quân. Nhờ có tài, lại được Đinh Bộ Lĩnh tin tưởng, ông thăng tiến rất nhanh. Dưới triều Đinh Tiên Hoàng, Lê Hoàn giữ chức Thập Đạo Tướng quân, tức là chức võ quan cao nhất lúc bấy giờ.
Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế (năm 980) lập ra nhà Tiền Lê và xây dựng chính quyền mới theo thể chế quân chủ. Đứng đầu nhà nước là Hoàng đế nắm toàn bộ quyền hành. Tổ chức nhà nước thời Lê Hoàn so với thời Khúc, Ngô, Đinh từng bước được kiện toàn nhất là ở triều đình trung ương, trở thành một chính quyền độc lập tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta bấy giờ.
Mùa thu năm 980, lợi dụng tình hình nước ta có khó khăn, nhà Tống một mặt điều động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo cầm đầu kéo vào xâm lược nước ta, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa.
Lê Hoàn đã huy động nhân dân chuẩn bị kháng chiến. Mùa xuân năm 981, quân xâm lược do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ chỉ huy ồ ạt kéo vào Lạng Sơn, đồng thời một cánh quân khác do Lưu Trừng, Giả Thực chỉ huy theo đường thủy tiến vào phía cửa sông Bạch Đằng.
Xem thêm : Tứ diện đều có bao nhiêu trục đối xứng
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.
Lê Hoàn trước hết cho quân chặn đường thủy, đội quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những ngày đầu, thế của địch rất mạnh, nhiều chiến thuyền của ta bị địch cướp, hơn một ngàn binh sĩ phải hy sinh. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng không phát huy được tác dụng như thời kỳ của Ngô Quyền, nhưng cũng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Mặc dù chúng ta có bị thương tổn, nhưng Lê Hoàn vẫn kiên trì, chỉ huy quân sĩ, dựa vào thế hiểm của sông núi Bạch Đằng, để cầm chân quân giặc. Trận đánh kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, lại làm cho các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công.
Bãi cọc trên sông Bạch Đằng, nơi xảy ra trận thủy chiến giữa quân và dân Đại Cồ Việt với quân Tống năm 981 (Ảnh minh họa).
Hầu Nhân Bảo tiến đến Ngân Sơn, vào sông Cầu, chờ quân phối hợp. Tôn Toàn Hưng lại chủ trương chờ cho được tin đạo quân của Lưu Trừng mới hành động. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển nên hắn nhất định án binh bất động để chờ đợi. Mãi cho đến khi Lưu Trừng phá được vòng vây, kéo lên Lạng Sơn, lúc đó hai đội quân Tống mới hội được với nhau. Chúng đi tìm đại quân Việt để giao chiến thì tìm không thấy, cuối cùng chỉ có cách, cùng nhau quay về chỗ Tôn Toàn Hưng đang đóng. Ý đồ chiến lược bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành, chúng không có cách gì thay đổi được tình thế. Hầu Nhân Bảo không nhận được tin tức của hai đạo quân kia, lại tổ chức đánh xuống Bình Lỗ. Tại đây Lê Hoàn đã bố trí trận địa mai phục lớn đợi giặc. Trận đánh diễn ra quyết liệt với thế chủ động của ta tại vùng Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội). Quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận. Đạo quân của Tôn Toàn Hưng và Trần Khâm Tộ nghe được tin hai đạo quân bên phải, bên trái đều bị đánh bại, quân giặc hoảng sợ rút chạy về nước, quá nửa cánh quân do Trần Khâm Tộ chỉ huy chết tại trận. Vua Tống trút tất cả mọi tội lỗi lên đầu bọn tướng tá: Lưu Trừng, Giả Thực bị giết ở chợ Ung Châu. Tôn Toàn Hưng bị bắt về triều hạ ngục rồi cũng bị giết. Các tướng giặc Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân đều bị bắt sống. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang.
Đền thờ Lê Hoàn ở xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Xem thêm : Bạn có biết máy pha cà phê tiếng Anh là gì?
Thắng lợi của Lê Hoàn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống diễn ra nhanh chóng và thực sự to lớn. Chiến thắng đó đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tiền Lê cũng đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Nhà Tống buộc phải kiêng nể. Đất nước ta được thanh bình trong gần một thế kỷ.Tên tuổi Lê Hoàn và quân tướng nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.
Nguyễn Thúy (tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
1. Đại cương lịch sử Việt Nam
2. Lịch sử Việt Nam giản yếu.
3. Những vua, chúa sáng danh trong Lịch sử Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp