Trong trứng vịt lộn có rất nhiều dưỡng chất như canxi, protein, Vitamin A, B, C… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, còn rất nhiều người thắc mắc rằng bầu ăn hột vịt lộn được không. Để có câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây.
- Uống sữa Ensure có tăng cân không? Người gầy nên uống sữa Ensure nào?
- Xem nốt ruồi trên cơ thể: Lý giải ý nghĩa 100+ vị trí nốt ruồi trên toàn thân đàn ông, phụ nữ
- Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử dân tộc
- Thương binh hạng mấy nặng nhất? [Cập nhật mới nhất]
- Bộ tộc nguyên thủy duy nhất trên thế giới và những đặc điểm
Dinh dưỡng trong trứng vịt lộn
Trước khi giải đáp thắc mắc phụ nữ có bầu ăn hột vịt lộn được không, hãy cùng tìm hiểu những chất dinh dưỡng có trong hột vịt lộn. Trứng vịt lộn là món ăn cung cấp hàm lượng protein dồi dào, dễ mua, dễ chế biến và ít tốn kém. Chính vì vậy, có rất nhiều người ưa chuộng món ăn này. Theo các số liệu thống kê, trung bình trong một quả trứng vịt lộn có chứa:
Bạn đang xem: Bầu ăn hột vịt lộn được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn vịt lộn
- 188 calo.
- 13,6g protein.
- 12,4g lipid.
- 212g photpho.
- 116mg canxi.
- 2mg sắt.
Bên cạnh đó, trong trứng vịt lộn còn chứa hàm lượng lớn vitamin C và beta – carotene. Đây là 2 chất có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp làm sạch các gốc tự do và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, trong thành phần của trứng vịt lộn còn chứa niacin, thiamin, giúp cơ thể chuyển hóa được năng lượng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong trứng vịt lộn lại chứa tới 359mg cholesterol, hàm lượng này nhiều hơn lượng cholesterol được khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Hàm lượng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường. Cũng chính bởi điều này mà có rất nhiều người dù rất yêu thích món ăn này cũng không thể ăn trứng vịt lộn.
Ăn trứng vịt lộn có những lợi ích gì đối với mẹ bầu?
Xem thêm : Các công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật
Trứng vịt lộn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai. Trứng vịt lộn có rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, cụ thể như sau:
- Bổ sung sắt: Hàm lượng sắt có trong trứng vịt lộn nhiều hơn so với trứng gà, trứng vịt thông thường. Chính vì vậy, mẹ bầu ăn trứng vịt lộn có thể giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt trong thai kỳ. Đồng thời, ăn trứng vịt lộn cũng giúp mẹ bầu giảm các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu thiếu sắt gây nên.
- Bổ sung Vitamin A: Vitamin A vô cùng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của các cơ quan như thần kinh trung ương, gan, tim, thận, phổi. Trong trứng vịt lộn lại chứa hàm lượng vitamin A cao, mẹ bầu ăn sẽ rất tốt cho thai nhi.
- Bổ sung canxi: Trung bình trong một quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 116mg canxi. Mà canxi lại rất cần thiết cho sự phát triển xương của thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu phòng tránh một số bệnh do thiếu canxi gây nên.
- Bổ sung năng lượng và chất khoáng: Trong trứng vịt lộn có chứa tới 188 calo, 12.4g lipid, 13.6g protein, 116mg canxi và nhiều chất khoáng và vitamin cần thiết như sắt, photpho, vitamin A, vitamin B, vitamin C… giúp mẹ bầu duy trì năng lượng, có đầy đủ chất dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng.
Bầu ăn hột vịt lộn được không?
Trong 100g trứng vịt lộn có chứa khoảng 188 calo, 12.4g lipid, 13.6g protein, 212mg photpho, 116mg canxi, 600mg cholesterol… Bên cạnh đó, trứng vịt lộn còn chứa rất nhiều Vitamin tốt cho sức khỏe như Vitamin A, B, C… Ngoài ra, hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn so với trứng gà.
Dù chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về lợi ích cũng như tác hại của việc ăn trứng vịt lộn đối với phụ nữ mang thai, tuy nhiên về cơ bản, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể mà mẹ bầu nên thêm vào thực đơn của mình khi mang thai.
Tuy vậy, trong trứng vịt lộn rất giàu protein nên khi mang thai, việc ăn trứng vịt lộn cũng cần phải có chừng mực. Việc ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều bữa, nhiều ngày có thể gây tăng cholesterol trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch khác… đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, hàm lượng Vitamin A có trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu ăn quá nhiều trứng vịt lộn có thể dẫn tới tình trạng thừa Vitamin A, điều này là rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Bởi tình trạng dư thừa Vitamin A có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
Xem thêm : Tim đập mạnh kèm nhói khi nằm xoay người bên trái có sao không?
Chính vì vậy, có thể nói rằng việc ăn trứng vịt lộn đem lại rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích và cần thiết cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn với số lượng và tần suất vừa phải để tốt và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần lưu ý những gì?
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi: “Có bầu ăn hột vịt lộn được không?” là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để không gặp phải những tác dụng không mong muốn khi ăn trứng vịt lộn không đúng cách:
- Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng vịt lộn trung bình là 2 quả/tuần và không nên ăn cùng 1 lúc 2 quả mà nên ăn giãn cách ra.
- Bà bầu cũng không nên ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn vì ăn rau răm có thể gây kích thích tử cung của mẹ bầu, làm cho tử cung bị co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ thai sinh non, sảy thai hay thai chết lưu.
- Nếu như mẹ bầu mắc một trong các bệnh lý sau như tăng huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, viêm gan, bệnh lý tim mạch… thì tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn để phòng tránh các bệnh lý tim mạch trong thai kỳ.
- Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng vịt lộn vào bữa sáng, tránh ăn vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
- Mẹ bầu không nên ăn trứng cùng với các loại gia vị có tính chất cay, nóng như: Tỏi, ớt, hạt tiêu hay muối để tránh gây ra các tình trạng như nóng trong, đầy hơi, khó tiêu, gây khó chịu cho mẹ bầu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc: “Bầu ăn hột vịt lộn được không?”, đồng thời nắm được những tác dụng tuyệt vời của trứng vịt lộn, biết cách ăn trứng vịt lộn sao cho vừa hiệu quả, vừa tránh gây ra những tác dụng không mong muốn. Chúc mẹ bầu và thai nhi một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp