Vitamin C
- Chi phí mổ gãy xương đòn bao nhiêu tiền & khi nào phải mổ?
- Xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu trật tự, an toàn giao thông liên quan đến học sinh phức tạp
- Vì sao cần dùng sữa rửa mặt? Lợi ích của sữa rửa mặt cho da
- Chán nản mệt mỏi nên làm gì? 3 cách đơn giản để vượt qua
- Tử vi vui 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 17/11: Kim Ngưu tự cao tự đại, Bọ Cạp bớt ảo tưởng
Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong quả việt quất. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ mang thai và cho con bú cần 60 mg vitamin C mỗi ngày (1). Một khẩu phần quả việt quất tươi khoảng 1/2 cốc có thể cung cấp 10% lượng vitamin C này (2). Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và bảo vệ các tế bào (3). Ngoài ra, vitamin C còn có thể hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả. Sắt là một dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong thời kỳ mang thai, giúp tăng cường lượng máu của mẹ để hỗ trợ sự phát triển của em bé.
Bạn đang xem: 4 công dụng không thể bỏ qua của việt quất với phụ nữ có thai
Xem thêm : 10 Cách thông bồn cầu bị tắc hiệu quả 100% chỉ sau 10 phút
Folate (Vitamin B9)
Trong thời kỳ mang thai và đầu thai kỳ, folate có lẽ là chất dinh dưỡng quan trọng nhất dành cho phụ nữ. Folate là một dạng axit folic có trong tự nhiên, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ống thần kinh của thai nhi. Ống thần kinh cần khép kín một cách hoàn chỉnh để tủy sống của bé phát triển đúng cách. Sự khép kín này xảy ra rất sớm – khoảng 28 ngày sau khi thụ thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 800 mcg (0,8 mg) folate mỗi ngày (4). Mặc dù 1/2 cốc việt quất tươi chỉ cung cấp khoảng 5 mcg folate, việt quất cũng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình hoàn thành mục tiêu dinh dưỡng hàng ngày (5).
Kali
1/2 cốc việt quất tươi cung cấp 57 g kali (6). Kali giúp cơ thể duy trì nước và cân bằng chất điện giải. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ gia tăng một cách rất nhanh chóng, khiến cho sự cân bằng điện giải trở nên quan trọng hơn nhiều. Do đó, phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai nên tăng lượng kali tiêu thụ lên 4700 mg kali mỗi ngày (7). Việc thiếu cân bằng các chất điện giải sẽ khiến cơ thể bị mất nước, có thể dẫn đến chuột rút hoặc căng cơ.
Chất xơ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp