Sự phát triển về kích thước của thai nhi vào những tháng cuối thai kỳ sẽ khiến da và các cơ quanh bụng mẹ căng ra một cách tối đa. Theo thời gian, áp lực tử cung ngày càng lớn khiến các cơ bên phải và bên trái của bụng bị giãn nở và tạo khoảng cách. Hiện tượng này được gọi là tách cơ bụng (diastasis recti) và khiến mẹ “xổ bụng” sau sinh.
Việc tách cơ bụng không trực tiếp gây đau rốn khi mang thai. Thế nhưng, tình trạng này khiến lượng mô giữa tử cung và rốn giảm đi. Từ đó làm tăng sự nhạy cảm và áp lực ở khu vực này. Bên cạnh đó, căng da cũng có thể gây ra một số cơn đau, ngứa và rạn da ở vùng bụng bầu của mẹ.
Bạn đang xem: Vì sao đau rốn khi mang thai? Mẹ đã biết mẹo giảm đau hiệu quả?
Đau rốn khi mang thai do áp lực từ tử cung
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, tử cung của mẹ vẫn tương đối nhỏ và không vượt ra ngoài xương mu. Theo thời gian, khi em bé ngày càng lớn hơn thì kéo theo đó là tử cung sẽ nhô ra ngoài. Lúc này, áp lực từ bên trong cơ thể sẽ ảnh hưởng lên bụng và rốn của mẹ.
Xem thêm : Mì trứng bao nhiêu calo? Ăn mì trứng có tăng cân không?
Hơn nữa, từ tam cá nguyệt thứ ba thì tử cung bao gồm em bé, nước ối… bên trong có thể gây áp lực mạnh mẽ lên rốn và khiến nút rốn mẹ nhô ra ngoài. Điều này không nguy hiểm nhưng việc rốn bị lồi có thể trở nên nhạy cảm và đau khi bị chạm vào.
Xỏ khuyên rốn trong thai kỳ gây đau
Đôi khi, đau rốn khi mang thai có thể liên quan đến việc bạn xỏ khuyên rốn và chưa tháo ra. Trong trường hợp này, sự căng ra của bụng bầu có thể khiến khuyên rốn bị thắt chặt. Điều này làm tăng nguy cơ bị rách da và nhiễm trùng ở vị trí xỏ khuyên.
Do đó, nếu bạn mới xỏ khuyên rốn dưới 1 năm thì nên tháo ra càng sớm càng tốt khi mang thai. Nếu vết xỏ khuyên đã có dấu hiệu nhiễm trùng (ngứa, rát, chảy dịch…) trong thai kỳ thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế để được xử lý tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp