Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy là một tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra sôi bụng tiêu chảy mà có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây nên sôi bụng và tiêu chảy giúp bạn nhanh chóng tìm được các giải pháp thích hợp. Trong bài viết này, Imiale A+ tổng hợp các nguyên nhân gây sôi bụng tiêu chảy ở bà bầu và các biện pháp giúp làm giảm bớt tình trạng trên.
1. Nguyên nhân bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy
Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sôi bụng tiêu chảy ở bà bầu:
Do thay đổi nội tiết tố
Trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi. Nồng độ Prostaglandin làm tăng nhu động đường tiêu hóa. Nếu phân đi qua ruột quá nhanh sẽ gây nên tiêu chảy. Bên cạnh đó, nồng độ Progesterone tăng còn làm giảm hoạt động của van nối giữa dạ dày và thực quản. Điều này làm cho acid dạ dày đi ngược lên thực quản và gây nên tình trạng đầy bụng ợ hơi, ăn không tiêu.
Ngoài ra việc thay đổi nội tiết tố còn khiến cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm hơn. Nhạy cảm với thực phẩm là một trong nhiều thay đổi mà bạn có thể gặp phải khi mang thai. Những thực phẩm mà bạn có thể dung nạp tốt trước khi mang thai giờ đây có thể khiến bà bầu sôi bụng, tiêu chảy.
Do không dung nạp Lactose trong sữa bầu
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung sữa bầu là điều cần thiết để cung cấp đủ dưỡng chất đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp một số bà bầu bị sôi bụng, tiêu chảy sau khi sử dụng sữa bầu. Điều này làm cho không ít các bà bầu hoang mang lo lắng. Tình trạng tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Đây là nguyên nhân thường thấy khiến bà bầu bị tiêu chảy khi uống sữa bầu. Lactose là loại đường chính có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Không dung nạp được Lactose do sự thiếu hụt enzyme lactase trong ruột non. Thông thường lactase có vai trò phân hủy đường trong thức ăn và đồ uống thành đường đơn Glucose và Galactose. Sau đó chúng sẽ được hấp thu vào máu.
Trong trường hợp thiếu hụt enzyme Lactase đường lactose không được phân hủy gây ra các triệu chứng không dung nạp Lactase. Khi không dung nạp được lactose thì cơ thể không thể tiêu hóa hoàn toàn được đường có trong sữa bầu dẫn đến bị đầy bụng và tiêu chảy sau khi uống.
Do căng thẳng, stress
Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bà bầu là tình trạng căng thẳng, stress, lo âu kéo dài. Tâm trạng của mẹ bầu bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về nội tiết tố, thể tích máu hay kích thước tử cung. Ngoài ra việc lo lắng về sức khỏe của bạn thân và thai nhi cũng tác động lên tâm lý của bà bầu.
Xem thêm : 1 muỗng sữa pha bao nhiêu nước?
Theo các nghiên cứu thì sức khỏe của tinh thần có quan hệ mật thiết với hệ tiêu hóa. Khi bà bầu thường xuyên lo ấy, căng thẳng sẽ có tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa khá cao như sôi bụng, tiêu chảy. Nếu tình trạng căng thẳng lo âu kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi.
Do chế độ ăn chưa hợp lý
Khi mang thai, tình trạng thai nghén khiến khẩu vị của mẹ thay đổi, thèm chua, thèm ngọt hay thèm ăn một số món ăn không lành mạnh như đồ chiên rán…. Nếu chế độ ăn này kéo dài, kết hợp với sự suy giảm miễn dịch trong thai kỳ khiến niêm mạc tiêu hóa mẹ bầu dễ tổn thương, gây ra các rối loạn tiêu hóa như sôi bụng tiêu chảy.
Do bổ sung vitamin
Việc bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng khác được WHO khuyến khích đối với các bà bầu. Bổ sung vitamin rất tốt cho sức khỏe của bà bầu và em bé trong bụng bạn. Tuy nhiên đôi khi các loại vitamin này lại gây khó chịu cho dạ dày của bạn và gây tiêu chảy. Một số nguyên nhân làm bà bầu bị tiêu tiêu chảy sau khi sử dụng vitamin như:
- Dùng quá thừa lượng vitamin được chỉ định.
- Dùng vitamin có nguồn gốc không rõ ràng.
- Dùng sai cách vitamin.
Do viêm đại tràng
Viêm đại tràng khi mang thai có thể bắt nguồn từ việc thay đổi chế độ ăn uống. Trong thời kỳ mang thai, đa số các bà bầu bị ốm nghén dẫn đến không ăn uống được hoặc thèm ăn các thực phẩm không lành mạnh như: Quá chua, quá cay….Tình trạng kéo dài làm rối loạn tiêu hóa và gây viêm đại tràng. Viêm đại tràng có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như:
- Sảy thai, sinh non: Việc đại tiện nhiều lần làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai. Nguyên nhân là do lực rặn trong quá trình đại tiện ảnh hưởng đến tử cung của bà bầu.
- Giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Bé được sinh ra từ các bà bầu bị viêm đại tràng có thể bị còi cọc suy dinh dưỡng. Do khi bị viêm đại tràng mẹ không thể hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển.
- Trẻ sinh ra bị di truyền: Bé khi sinh ra có thể di truyền bệnh từ mẹ.
Do viêm dạ dày
Viêm dạ dày có thể phát triển trong giai đoạn thai kỳ. Biểu hiện của viêm dạ dày là đau bụng, buồn nôn, ợ chua, chán ăn, tiêu chảy…Viêm dạ dày không ảnh hưởng đến thai nhi tuy nhiên những triệu chứng của bệnh lại ảnh hưởng đến cuộc sống cả bà bầu.
Do hội chứng ruột kích thích
Thay đổi nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh đường tiêu hóa. Những thay đổi này có thể kích hoạt hoặc khiến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nên trầm trọng hơn. Khi mắc hội chứng ruột kích thích bà bầu thường có các biểu hiện như: đau bụng, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, táo bón….Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nếu không được kiểm soát sẽ gây nguy hiểm cho thai kỳ.
2. Giải pháp cho các bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy
Bổ sung nước và điện giải
Mất nước có thể diễn ra nhanh chóng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là khi bạn mang thai. Điều quan trọng với những bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy là phải bổ sung lượng nước để bù đắp lượng nước mất đi do tiêu chảy. Bạn có thể uống nước hoặc nước trái cây để bổ sung nước, vitamin, chất điện giải, khoáng chất…mà cơ thể đã mất. Tránh uống sữa, cafe, trà, nước tăng lực vì có thể làm triệu chứng tiêu chảy trở nặng hơn.
Tham khảo chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT thường được khuyến cáo cho các vấn đề vệ dạ dày bao gồm tiêu chảy. Chế độ ăn BRAT là chế độ ăn nhạt bao gồm chuối, gạo, táo, và bánh mì. Thực hiện chế độ ăn này cộng với các chất dinh dưỡng trong các thực phẩm dễ tiêu hóa khác như khoai tây, rau, thịt nạc…có thể giúp bà bầu hết tiêu chảy. Nên đồng thời theo dõi các biểu hiện của tiêu chảy trong khi thực hiện chế độ ăn.
Điều trị bằng thuốc
Xem thêm : Quyền tố cáo của công dân – Một số vấn đề từ thực tiễn
Điều trị bằng thuốc là giải pháp nhanh chóng cho các bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy. Tuy nhiên bà bầu không nên tự ý mua thuốc điều trị tiêu chảy. Bởi không phải tất cả các loại thuốc đều an toàn trong thai kỳ. Một số loại thuốc gây nguy hiểm cho thai nhi như thuốc tiêu chảy Loperamid. Do đó, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn điều trị phù hợp.
Thay đổi loại sữa khi bà bầu không dung nạp được Lactose
Khi bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy do sữa bầu thì các mẹ nên bỏ loại sữa bầu chứa Lactose. Sữa là một sản phẩm cần thiết trong quá trình mang thai, bởi nó là nguồn cung cấp canxi và cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào. Vì vậy bà bầu trong trường hợp này có thể sử dụng sữa không chứa đường Lactose. Hoặc các giải pháp khác để bổ sung chất dinh dưỡng như:
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi như: đậu phụ, bông cải xanh, hạnh nhân, cá hồi, nước cam…
- Tắm nắng thường xuyên trong thời gian ngắn.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng các viên uống bổ sung dinh dưỡng.
Giải tỏa căng thẳng, stress
Hầu như phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng stress. Mức độ stress khác nhau ảnh hưởng tới thai nhi khác nhau. Bà bầu có thể sử dụng một số cách sau để giải tỏa căng thẳng stress:
- Chia sẻ cảm xúc: Việc chia sẻ cảm xúc với bạn bè, người thân sẽ giúp cho bà bầu giải tỏa bớt căng thẳng. Không nên che giấu cảm xúc vì lâu dần sẽ gây áp lực, trầm cảm cho thai phụ.
- Hướng về những điều tích cực.
- Nếu bà bầu lo lắng quá mức hãy tham các liệu pháp tâm lý của bác sĩ.
- Giữ lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng để thư giãn và giúp tinh thần ổn định.
Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn
Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn của bà bầu là giải pháp an toàn để điều trị tiêu chảy do viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích. Men vi sinh là các sinh vật sống tương tự như các vi sinh vật có lợi tự nhiên trong ruột người. Các loại men vi sinh phần lớn chứa các vi khuẩn sống có lợi bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.
Việc sử dụng men vi sinh để hỗ trợ điều trị sôi bụng tiêu chảy được chứng minh là không gây bất cứ nguy cơ sức khỏe nào đối với bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bầu bầu vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng men vi sinh.
3. Cách phòng tránh tình trạng sôi bụng tiêu chảy ở bà bầu
Để ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như sôi bụng tiêu chảy, mẹ bầu cần lưu ý:
- Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.
- Tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi. Nên ăn các thực phẩm mới nấu, hạn chế các thực phẩm nấu lại nhiều lần.
- Tuyệt đối không ăn các thực phẩm chưa chín kỹ như tiết canh, gỏi, rau sống, trứng lòng đào…
- Hạn chế ăn quá nhiều hải sản.
- Hạn chế uống nước có ga, cafe, nước tăng lực…
- Nên sử dụng các thực phẩm tươi sống hạn chế đồ đóng gói sẵn, đồ đông lạnh…
- Rửa tay và các dụng cụ ăn uống để đảm bảo vệ sinh.
- Sử dụng bất cứa sản phẩm nào cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi dùng.
- Bổ sung men vi sinh, tăng cường tiêu hóa. Men vi sinh chứa lợi khuẩn tự nhiên đường tiêu hóa, an toàn khi sử dụng cho bà bầu.
Các vấn đề về tiêu hóa bao gồm sôi bụng và tiêu chảy khá là phổ biến trong thai kỳ. Bà bầu bị sôi bụng tiêu chảy có thể do nội tiết tố, căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống, bệnh lý về đường tiêu hóa….Nếu bạn bị tiêu chảy liên tục trong 2-3 ngày thi nên liên hệ ngay với bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ tới Hotline 1900 9482 của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp