Mì tôm được biên đến như một món ăn liền được rất nhiều người yêu thích vì độ hấp dẫn và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, mì tôm có chứa một vài thành phần sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong quá trình mang thai. Vâỵ mẹ bầu có thể ăn mì tôm không, những thông tin dưới đây sẽ trả lời thắc mắc này.
Mẹ bầu ăn mì tôm được không?
Mì tôm là một loại thực phẩm hấp dẫn rất được mọi người yêu thích, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Vậy liệu bà bầu có thể ăn mì tôm được không?
Bạn đang xem: Mẹ bầu ăn mì tôm được không?
Mì tôm là thực phẩm ăn liền được mọi người yêu thích
Qua các nghiên cứu cho thấy trong mì tôm có chứa các thành phần có hại, không có dinh dưỡng và thiếu các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mà dinh dưỡng là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong quá trình mang thai của bà bầu.
Tuy nhiên, không cần thiết phải cắt hoàn toàn mì tôm nếu mẹ bầu thật sự thèm nó. Tuy nhiên, chỉ nên để bà bầu ăn hạn chế chứ không nên ăn thường xuyên vì sẽ có hệ quả về sau. Nên thay đổi thực đơn hàng ngày liên tục với các món ăn giàu dinh dưỡng và tươi ngon để bà bầu giảm đi cơn thèm mì tôm.
Như thế, ta có thể kết luận rằng phụ nữ mang thai vẫn được ăn mì tôm nhưng không nên ăn quá thường xuyên, đặc biệt là không nên ăn mì tôm để thay thế bữa chính. Nếu quá thèm ăn, các mẹ bầu có thể tự làm mì tôm tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Các thành phần trong mì tôm ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu:
- Bột mì tinh chế: bột mì đã qua quá trình tinh chế nên các chất dinh dưỡng cũng sẽ bị loại bỏ theo. Mà thành phần chính của mì tôm là bột mì tinh chế nên khi ăn sẽ tạo cho chúng ta cảm giác no ảo chứ không hề mang lại lợi ích gì cho sức khỏe người dùng, nhất là mẹ bầu.
- Muối: muối là gia vị rất phổ biến trong việc chế biến thức ăn góp phần làm tăng thêm sự đậm đà cho món ăn. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là phụ nữ đang mang thai. Và theo thông tin được công bố, trong 100g mì tôm có chứa đến 2.5g muối. Điều này có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp thai kỳ.
Lượng muối cao trong mì tôm có thể tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
- Chất bảo quản: mì tôm thường có hạn sử dụng từ 3-6 tháng. Để đảm bảo được điều này, bắt buộc mì tôm phải chứa chất bảo quản. Chất bảo quản là chất hóa học có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của bà bầu trong thai kỳ. Ngoài chất bảo quản, trong mì tôm còn có hương liệu tổng hợp, chất tạo màu,…
- Bột ngọt: bột ngọt ngoài vai trò tạo sự đậm đà cho món ăn thì còn giúp bảo quản thực phẩm và tăng hạn sử dụng của đồ ăn trong đó có mì tôm. Tuy nhiên, việc hấp thu quá nhiều bột ngọt trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không kịp đào thải và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
- Chất béo chuyển hóa: đa số các hãng mì tôm đều có chứa chất béo chuyển hóa. Hàm lượng chất béo này chiếm vị trí cao trong bảng thành phần ở mỗi gói mì tôm. Những chất béo này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ. Vì vậy , mẹ bầu nên hạn chế ăn mì tôm hết mức có thể.
Mì tôm có chứa các chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe mẹ bầu
- Tertiary Butylhydroquinone: tên viết tắt là TBHQ, là một chất gây hại và là dẫn xuất của dầu mỏ với công dụng chính là bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất mì ăn liền. Chất này sẽ không gây hại nếu ăn một lượng ít nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn.
Mì tôm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?
Mặc dù trong thời gian mang thai, mẹ bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên sử dụng. Bởi bất kỳ loại mì tôm nào cũng có chứa các thành phần gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé> Một số ảnh hưởng tiêu cực mà mì tôm gây cho sức khỏe của mẹ và bé là:
- Tăng khả năng cao huyết áp đối với mẹ bầu: trong mì tôm có chứa lượng muối cao vì thế ăn mì tôm quá thường xuyên sẽ khiến cho ion Natri thẩm thấu vào tế bào. Sau đó, thực hiện quá trình chuyển hóa gây áp lực lên thành mạch, gây ra bệnh huyết áp cao. Điều này là rất nguy hiểm đối với mẹ bầu vì có thể làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sảy thai, thai lưu hoặc sinh non,…
- Xương thai nhi bị thiếu canxi để phát triển: mặc dù trong mì tôm vẫn có thành phần canxi nhưng vì có hàm lượng chất bảo quản, hương liệu quá cao nên dẫn đến việc xương không thể hấp thụ canxi hoàn toàn, gây nên tình trạng loãng xương ở phụ nữ mang thai và trẻ sinh ra sẽ thiếu hụt canxi để phát triển toàn diện.
Ăn quá nhiều mì tôm trong giai đoạn thai kỳ sẽ khiến trẻ sinh ra bị thiếu hụt canxi
- Khiến cơ thể nóng trong và tăng nguy cơ táo bón: việc ăn mì ăn liền có hương vị chua cay, nồng độ nóng cao sẽ dễ gây ra tình trạng ruột dễ bị nhu động, dẫn đến táo bón nặng. Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng sẽ khiến mẹ và bé thiếu các chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết cho quá trình phát triển thai kỳ.
- Mẹ và bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng: trong bảng thành phần của mì tôm vẫn có chứa các loại vitamin nhưng thực tế hàm lượng của chúng rất ít. Đồng thời vì mì tôm có chứa lượng chất bảo quản cao nên sẽ khiến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị đẩy đến mức thấp nhất. Lâu dài, thai nhi sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển khỏe mạnh.
Mì tôm chứa hàm lượng chất bảo quản cao nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thấp
- Nồng độ cholesterol tăng cao: mì tôm có chứa chất béo chuyển hóa có thể tăng lượng cholesterol có trong mau. Bên cạnh đó, còn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc chứng xơ vữa động mạch, khó lưu thông máu, dễ đột quỵ ở phụ nữ mang thai.
Cách ăn mì tôm an toàn dành cho mẹ bầu
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu quá thèm ăn mì tôm thì vẫn có những cách ăn có thể khiến mẹ bầu có thể ăn được món mình yêu thích nhưng vẫn đảm bảo được tình trạng sức khỏe của mình và bé. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những cách sau đây.
Thời gian ăn: mẹ bầu chỉ nên ăn mì tôm một lần một tuần và không nên ăn mì tôm như một loại thực phẩm để thay thế các bữa ăn chính trong ngày. Phụ nữ mang thai vẫn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bằng các bữa ăn hàng ngày và ăn mì tôm thêm nếu cảm thấy thèm. Như thế thì tình trạng sức khỏe của mẹ và bé vẫn sẽ được đảm bảo suốt quá trình thai kỳ.
Xem thêm : Trì tụng chú Đại Bi tại nhà cần tránh những gì? Cẩn thận kẻo vướng đại kỵ
Cách chế biến:
- Thay đổi phương pháp chế biến: thay vì chế biến theo cách thông thường thì mẹ bầu nên luộc sơ vắt mì qua nước sôi để loại bỏ bớt các thành phần gây hại có trong mì. Sau đó, vớt ra cho vào nước sôi và nấu một lần nữa.
- Khiến tô mì trở nên dinh dưỡng hơn: đối với bà bầu, có thể tự làm sợi mì bằng các nguyên liệu tự nhiên để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, nên ăn kèm mì với các thực phẩm bổ dưỡng như rau xanh, trứng, thịt bò. Điều này không chỉ góp phần tăng độ hấp dẫn cho món mì mà còn bổ sung được những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé.
Hãy bổ sung các thành phần như tôm, thịt để tô mì của bạn thêm dinh dưỡng
- Không uống quá nhiều nước mì: mặc dù đã được luộc qua sơ với nước nhưng những chất có hại trong mì vẫn có thể đọng lại trong nước mì. Vì thế, không nên uống hết nước mì sau khi ăn xong để có thể hạn chế tối đa khả năng gây hại đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Một số món ăn chế biến từ mì tôm cho mẹ bầu
Để việc ăn mì tôm trở nên dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi hơn, mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn được chế biến từ mì tôm như:
- Mì xào bò: đây là món ăn được chế biến từ mì tôm rất đơn giản, chỉ cần nguyên liệu là mì tôm, thịt bò tươi, rau xanh, hành lá là bạn đã có thể có được một món ăn ngon miệng và vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi
- Mì tôm xào trứng: đây là một món ăn rất tiết kiệm thời gian với nguyên liệu chính là mì tôm và trứng gà. Món ăn này rất hấp dẫn đồng thời vẫn cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé so với mì tôm bình thường.
Mì xào là món ăn được biến tấu từ mì tôm bình thường để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé
Ngoài ra, vẫn còn đa dạng các món ăn khác được làm từ mì tôm như: mì xào hải sản, mì trộn, pizza mì tôm, cơm chiên mì tôm rất hấp dẫn và vẫn đảm bảo bổ sung được những chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ.
Lời kết
Qua những thông tin phía trên, ta có thể kết luận rằng trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu vẫn có thể ăn mì tôm nhưng nên hạn chế đến mức tối đa và nên chế biến mì tôm thành những món ăn đa dạng và nhiều chất dinh dưỡng hơn để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bài viết được trung tâm xét nghiệm ADN Genviet tổng hợp. Mong những thông tin trên là hữu ích đối với mọi người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp