Bà bầu ăn cay được không ? Những lưu ý khi bà bầu ăn cay

Bà bầu ăn cay được không? Các loại gia vị có tác dụng kích thích vị giác. Do đó, các bà bầu thèm ăn cay vì tăng cảm giác ngon miệng trong thai kỳ. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn cay được không” và những lưu ý khi bà bầu ăn cay.

Bà bầu ăn cay được không

Phụ nữ thường thèm ăn những hương vị và món ăn cụ thể trong thời kỳ mang thai. Mặc dù lý do chính xác cho cảm giác thèm ăn cay vẫn chưa được tìm ra, nhưng những thay đổi nội tiết tố và thiếu hụt dinh dưỡng có thể là những nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, mang thai là một giai đoạn cần hết sức thận trọng và việc băn khoăn về sự an toàn của việc sử dụng các loại gia vị là lẽ đương nhiên. Trong bài viết này, AVAKids sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc nêu trên.

1Bà bầu ăn cay được không

Bà bầu ăn cay được không? Câu trả lời là được. Đồ ăn cay không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu tiên. Vì bà bầu có thể ăn cay trong thời kỳ mang thai. Những bà bầu hiếm khi ăn đồ cay hoặc mới thử ăn cay lần đầu thì nên dùng gia vị cay với lượng vừa phải.

2Tác dụng phụ khi bà bầu ăn cay quá mức

Bà bầu ăn cay vốn dĩ không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ăn cay quá mức khi mang thai làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh thông thường ở người mẹ.

Bà bầu ăn cay quá mức có thể làm tăng tình trạng (Ảnh: Freepik)

  • Khó tiêu: Là tình trạng khó chịu thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ. Bà bầu ăn cay có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
  • Ốm nghén: Là tình trạng khó chịu khi mang thai, đặc trưng bởi các hiện tượng như buồn nôn, nôn mửa và chán ăn. Bà bầu ăn cay sẽ làm tăng thêm tình trạng ốm nghén.
  • Ợ chua: Hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải chứng ợ chua hoặc trào ngược khó chịu trong giai đoạn sau của thai kỳ. Ăn cay khi mang thai có thể làm tăng axit trong dạ dày, làm chứng ợ chua trở nên nghiêm trọng hơn.

Mức độ trầm trọng hơn của những vấn đề này do đồ ăn cay có thể phụ thuộc vào một số yếu tố, như việc mẹ bầu có quen ăn đồ cay hay không, mức độ cay và việc kết hợp với các loại thức ăn khác.

3Những lầm tưởng khi bà bầu ăn cay

Có rất nhiều lầm tưởng về bà bầu ăn cay. Bạn có thể đã nghe nói về những câu sau đây, không có câu nào trong số đó được khoa học chứng minh là đúng.

  • Bà bầu ăn cay dẫn đến sinh non do khả năng sinh nhiệt cao.
  • Bà bầu ăn cay có thể gây ra dị tật bẩm sinh hoặc thậm chí là sẩy thai.
  • Ăn cay khi mang thai có thể khiến em bé bị mù bẩm sinh.
  • Bị kích thích tử cung do đồ ăn cay, gây chuyển dạ sớm.
  • Mẹ bầu có thể ăn thức ăn cay để kích thích chuyển dạ nhanh.

Nếu việc thêm gia vị kích thích vị giác của mẹ bầu, các mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nên hạn chế lượng gia vị sử dụng nếu các mẹ cảm thấy bất cứ hiện tượng khó chịu nào.

Xem thêm: Bà bầu ăn mặn có sao không? Liệu có gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi

4Những lưu ý khi bà bầu ăn cay

Bà bầu ăn cay không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu gia vị cay làm tăng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề tiêu hóa, bà bầu nên lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng đồ ăn cay trong thai kỳ:

Hãy tự chuẩn bị các món ăn ở nhà vì mẹ bầu có thể kiểm soát lượng gia vị (Ảnh: Freepik)

  • Tránh sử dụng thức ăn cay mua bên ngoài. Thay vào đó, hãy tự chuẩn bị các món ăn ở nhà vì mẹ bầu có thể kiểm soát lượng gia vị.
  • Luôn kiểm tra danh sách thành phần và hạn sử dụng trên bao bì của gia vị.
  • Nếu có thể, hãy tự mua toàn bộ gia vị và bột. Các loại bột đóng gói sẵn có thể bị tạp nhiễm.
  • Giảm hoặc tránh thức ăn cay nếu chúng gây khó chịu cho mẹ bầu. Các mẹ cũng có thể thử hạn chế một loại gia vị cụ thể.
  • Chỉ mua gia vị từ các nhãn hiệu được cơ quan quản lý thực phẩm phê duyệt.

5Những lợi ích khi bà bầu ăn cay

Thêm một chút gia vị vào thức ăn sẽ làm tăng hương vị (Ảnh: Freepik)

Bà bầu ăn cay đem lại những lợi ích sau đây trong thai kỳ:

  • Kích thích vị giác của em bé: Một nghiên cứu chỉ ra rằng các thụ thể vị giác của thai nhi phát triển sau 30 tuần kể từ khi thụ thai. Mỗi ngày, thai nhi nuốt một ít nước ối. Khi phụ nữ mang thai ăn thức ăn có hương vị cụ thể, nó sẽ ngấm vào chất lỏng và đưa vào thai nhi. Do đó, thức ăn cay trong chế độ ăn uống có thể giúp thai nhi tiếp xúc với hương vị, có khả năng kích thích vị giác của thai nhi.
  • Tốt cho sức khỏe: Gia vị có thể giúp mẹ bầu cải thiện các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn thức ăn cay từ năm lần trở lên một tuần có mức cholesterol xấu (lipid mật độ thấp hoặc LDL) trong máu thấp. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các loại gia vị cay nồng làm tăng mức độ cholesterol tốt (lipid mật độ cao hoặc HDL) trong máu.

6Một số loại gia vị cay an toàn cho bà bầu

Bà bầu ăn cay có thể bắt đầu với một số loại gia vị dưới đây. Các loại gia vị sau đây có thể được dùng trong công thức nấu ăn. Nên bắt đầu với số lượng tối thiểu và tăng thêm một cách vừa phải

  • Sốt cà ri: Hỗn hợp gia vị Ấn Độ này có hành, tỏi, ớt và các loại gia vị thông thường khác. Sản phẩm có sẵn ở hầu hết các cửa hàng và mẹ có thể dùng trong món cà ri.
  • Sốt Piri-Piri: Được làm từ ớt mắt chim châu Phi, hành tây, tỏi và cà chua. Vì chúng có nhiều gia vị, mẹ bầu lưu ý nên sử dụng với số lượng ít.
  • Đậu Hà Lan Wasabi: Đây là những hạt đậu được phủ trong wasabi, một loại gia vị có vị cay nồng. Mẹ bầu có thể sử dụng một lượng vừa phải vì đây một món ăn nhẹ lành mạnh.
  • Hạt tiêu đen: Hạt tiêu đen có tác dụng làm dịu và chống oxy hóa piperine. Nó là an toàn trong thời kỳ mang thai.

Gia vị là một phần của chế độ ăn uống thông thường ở một số nền văn hóa trên toàn thế giới. Nếu mẹ bầu đã quen với việc ăn cay thì không cần phải kiêng cữ nếu nó không gây ra bất kỳ vấn đề nào. Nếu mẹ bầu nhận thấy các vấn đề tiêu hóa trầm trọng hơn, chẳng hạn như chứng ợ nóng, các mẹ nên cắt giảm hoặc tránh ăn cay. Ăn gia vị điều độ là một phần của chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Mẹ bầu nên liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh hợp lý khẩu phần ăn của mình.