Ngũ gia bì gai: Công dụng và cách dùng

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video ngũ gia bì có tác dụng gì

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Ngũ gia bì gai

Tên khác: Tam diệp ngũ gia, Tam gia bì, Xuyên gia bì, Thích gia bì, Pop tưn

Tên khoa học: Acanthopanax trifoliatus

Đặc điểm tự nhiên

Ngũ gia bì thuộc loại cây nhỏ, cao 2 – 3 m, thân cây có nhiều gai. Lá kép chân vịt, mọc so le, có từ 3 – 5 lá chét, lá chét ở giữa lớn hơn, phiến lá chét có hình bầu dục hay hơi thuôn dài, gốc tròn, đầu nhọn, mỏng, mép lá có răng cưa to, cuống lá dài 4 – 7 cm, gân lá có gai, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành, gồm 3 – 10 tán, cuống dài 3 – 4 cm, hoa nhỏ, màu vàng xanh, mẫu 5, lá đài không rõ, cánh hoa hình tam giác. Nhị 5, chỉ nhị mảnh. Bầu hạ, 2 ô. Quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 2,5 mm, vòi còn tồn tại trên quả, khi chín có màu đen, có 2 hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm.

Vỏ thân, vẻ rễ Ngũ gia bì là những cuộn ống nhỏ, hình lòng máng, dài ngắn không đều, dày chừng 1 mm – 3 mm, vỏ ngoài vàng nâu nhạt, hơi bóng, có một số đoạn rách nứt, để lộ lớp trong màu nâu thẫm, mặt trong màu xám trắng, bằng phẳng, có những điểm vàng nâu. Mùi thơm nhẹ.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố

Ngũ gia bì gai mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang. Trên thế giới, Ngũ gia bì gai có nhiều nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản, ngoài ra, còn có ở Lào, Ấn Độ và Philippin.

Thu hái, chế biến

Vào mùa hạ hoặc mùa thu, đào cây lấy rễ, vỏ thân, sau đó phơi khô, khi dùng để sống hoặc sao vàng sắc uống.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của Ngũ gia bì gai là vỏ thân, vỏ rễ thu hái vào mùa đông, sau đó rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.