Bà bầu ăn rau mồng tơi được không, ăn bao nhiêu thì tốt?

Video bà bầu có được ăn rau mồng tơi không

Rau mồng tơi thường có mặt trên mâm cơm của người Việt với đủ cách chế biến nhờ hương vị dễ ăn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù rau mồng tơi chỉ được xếp vào hàng dân dã nhưng công dụng tuyệt vời của nó thì cả Đông y và Tây y đều ghi nhận.

Thành phần dinh dưỡng của rau mồng tơi

Bà bầu ăn rau mồng tơi được không? Theo Đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt nên hiệu quả trong thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, lợi tiểu, mát da, chữa mụn nhọt, rôm sảy…

Theo Tây y, khi phân tích các thành phần có trong rau mồng tơi, người ta ngạc nhiên vì hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là lượng vitamin A có trong loại rau ăn lá này. Cụ thể, trong 100g rau mồng tơi chứa đến 8.000IU vitamin A, gấp hơn 2,5 lần nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn chứa một lượng đáng kể chất đạm, sắt, vitamin C, các loại vitamin nhóm B (như folate, riboflavin, niacin, thiamine, pantothenic acid), canxi, kẽm, photpho, potassium, magie… Nhờ đó, rau mồng tơi mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho sức khỏe.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

Đặc biệt, người ta phát hiện rau mồng tơi còn chứa chất nhầy pectin không chỉ giúp nhuận tràng mà còn hỗ trợ đào thải chất béo, giảm cholesterol trong máu. Vậy nên, ăn rau mồng tơi cũng là cách giúp ổn định huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.

Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng, phong phú có trong rau mồng tơi mà bà bầu ăn rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe. Đó là câu trả lời rất rõ ràng cho thắc mắc: “Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?”.

Tác dụng của rau mồng tơi đối với thai phụ sẽ xóa tan nghi ngờ: “Bà bầu ăn rau mồng tơi được không?”

1. Giúp sáng mắt, ngừa ung thư, cải thiện tình trạng sạm nám

tập thể dục để giảm căng thẳng mất ngủ