Tiết canh và một số món chế biến từ nội tạng động vật được khá nhiều người trên thế giới ưa thích. Nhưng trên thực tế, ăn những món ăn này đôi khi lại mang đến nhiều tác hại hơn là lợi ích. Vậy có bầu ăn tiết canh vịt được không, nếu ăn thì có gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi không?
Có bầu ăn tiết canh vịt được không?
Tiết canh là món ăn dân dã, vô cùng quen thuộc và thậm chí còn là món khoái khẩu của nhiều người dân Việt Nam và một số quốc gia trên toàn thế giới. Món ăn này được chế biến với nguyên liệu phổ biến nhất là từ nội tạng và máu sống của các loại gia cầm như vịt, ngan. Một số nơi còn có công thức chế biến món tiết canh từ máu sống các con vật như lợn, dê, bò…
Bạn đang xem: Giải đáp thắc mắc: Có bầu ăn tiết canh vịt được không?
Vậy có bầu ăn tiết canh vịt được không? Nếu đó là món tiết canh còn sống thì bà bầu tuyệt đối không được ăn, vì khi đó tiết canh có thể tồn tại rất nhiều vi khuẩn, sán và không đảm bảo vệ sinh, khi ăn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, chưa kể đến nguy cơ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu trong trường hợp tiết canh được hấp chín hoặc luộc chín thật kỹ thì bà bầu có thể ăn được.
Dinh dưỡng trong tiết canh được nấu chín và sạch gồm có protein, sắt, vitamin K, muối và một số chất khác.
Ăn tiết canh vịt có những tác hại khôn lường gì?
Nhiễm ký sinh trùng
Nếu bà bầu ăn phải tiết canh còn sống thì nguy cơ rất cao bị nhiễm các loại liên cầu lợn, giun sán.
Nếu bị mắc liên cầu lợn, mẹ bầu sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu hay viêm màng não mủ, hậu quả để lại nếu không được điều trị kịp thời là vô cùng nặng nề.
Loại vi khuẩn gây ra liên cầu lợn chỉ có thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao và khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không được ăn tiết canh sống hoặc các loại nem sống, các món gỏi.
Nhiễm giun xoắn
Xem thêm : Phân tích 8 câu giữa bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chi tiết
Đây là một loại giun xoắn rất nguy hiểm vì có tính tổn thương cao và ảnh hưởng xấu gây ra cho các cơ, mô, bộ phận trong cơ thể bà bầu.
Khi ấu trùng đi vào cơ thể, chúng sẽ đi theo máu, nằm trong các cơ và dần dần phát triển, từ đó lan khắp cơ thể gây nên những bệnh trầm trọng. Nếu bà bầu bị mắc giun xoắn, việc điều trị là vô cùng phức tạp và mất nhiều thời gian.
Nhiều trường hợp để quá muộn, biến chứng nặng nề dẫn tới suy hô hấp, ngừng tim thậm chí là tử vong.
Nhiễm sán lợn
Khi vào cơ thể, ấu trùng sán lợn sẽ phát triển và đi vào các cơ, các bộ phận trong cơ thể bà bầu. Dù nằm ở bất cứ vị trí nào thì sán lợn cũng sẽ gây ra mầm bệnh nghiêm trọng như động kinh, viêm, đau đầu, áp xe hay gây mù mắt.
Những lưu ý quan trọng khi bà bầu ăn huyết động vật
Khi ăn huyết động vật, bà bầu cần lưu ý khâu chế biến kỹ lưỡng và nấu chín. Bà bầu cần đảm bảo các nguyên tắc ăn chín uống sôi trong suốt thai kỳ để cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuyệt đối không ăn tiết canh chứa huyết sống của động vật.
Bản thân món tiết canh được khá nhiều người ưa thích. Nhưng thực tế, ăn những món ăn này này đôi khi mang nhiều tác hại hơn là lợi ích. Tiết canh được chế biến bằng phương pháp lấy máu động vật sau đó pha với nước muối pha loãng, nước mắm, trộn với các loại nhân thịt, lạc, sụn, rau thơm và để đông lại và thưởng thức. Một số loài thường được dùng làm món tiết canh như lợn, tiết vịt, ngan, dê… Tiết sống trong những món ăn trên chứa nhiều vi khuẩn có hại cho bà bầu.
Thay vào đó, bà bầu có thể chọn các loại món chế biến an toàn hơn như huyết xào, luộc, quay,..
Ăn huyết nấu chín có tốt cho bà bầu không?
Xem thêm : 10 cách chữa chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà đơn giản
Thực chất, huyết động vật nấu chín mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được chế biến đảm bảo vệ sinh.
Bổ sung protein
Lượng protein trong huyết cao gấp nhiều lần so với thịt, sữa.
Bổ sung sắt
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần tăng cường lượng máu so với cơ thể bình thường để đảm bảo nhu cầu cung cấp máu đi nuôi thai nhi. Huyết động vật được chế biến kỹ, mang đi nấu chín góp phần giúp bà bầu cung cấp lượng chất sắt dồi dào, bổ sung lượng hồng cầu và máu cần thiết.
Cung cấp vitamin K
Để thay đổi khẩu vị mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu vitamin K đầy đủ, bà bầu có thể ăn tiết đã luộc hoặc hấp chín.
Chống lão hóa
Theo kinh nghiệm dân gian thì tiết luộc có thể giúp bà bầu bớt nóng, thanh nhiệt, nhất là trong những ngày hè, sử dụng món tiết nấu chín sẽ giúp cơ thể mát mẻ hơn.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mẹ có bầu ăn tiết canh vịt được không. Với những tác hại khôn lường của việc ăn tiết canh sống, các bác sĩ chuyên môn đều khuyến cáo mọi người dân, trong đó có các mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn các loại tiết canh sống cũng như các món gỏi, món tái để ngăn ngừa các mầm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.
Cẩm Ly
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp