Có rất nhiều việc mà mẹ mang thai phải kiêng cữ để bảo vệ con trong bụng. Chuyện bà bầu đi đám tang là một trong số đó. Việc làm này ít nhiều đều gây hại cho thai nhi nếu mẹ không cẩn thận.Mang thai cơ thể mẹ yếu hơn nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi bất kì tác động nào từ môi trường. Không khí đám tang vừa tang thương vừa có nhiều vi khuẩn có hại. Mẹ bầu tiếp xúc nhiều dễ ảnh hưởng tâm lý và thể chất, nhẹ thì mệt và choáng còn nặng có thể dẫn đến đau ốm, sảy thai. Tốt nhất là nên hạn chế đi dự hoặc nếu có đi thì mẹ nên tuân thủ một số quy tắc để đảm bảo sức khỏe. Hôm qua lướt mạng, em thấy đứa bạn học cùng trường cấp 3 ngày xưa đăng bài than thở là đang có bầu 3 tháng mà ông nội của chồng mất. Chị ấy nghe mọi người bảo bầu bì đi đám tang ảnh hưởng thai nên đành thôi ở nhà để một mình chồng về. Ngờ đâu mọi người dưới quê đồn ầm lên, trách chị sống kiểu tiểu thư, bất hiếu, làm cháu dâu trưởng mà ông chết không về chịu tang, lấy cớ bầu bì để trốn tránh. Chị nghe xong té ngửa, vừa tức vừa tủi thân, kêu biết thế bất chấp về cho rồi. Giờ không còn mặt mũi nào nhìn dòng họ nữa… Thật chứ em đọc xong mà không biết nên trách hay nên đồng cảm cho con bạn nữa. Hỏi mẹ thì bà bảo đúng là bà bầu (nhất là bầu 3 tháng đầu) kiêng dự đám tang lắm, đi về dễ bệnh, rồi động thai các thứ. Phận đàn bà chửa đẻ đúng là khổ thật mà! Cả mẹ lẫn thai đều có thể bị ảnh hưởng nếu mẹ bầu dự đám tangÔng Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm khoa Văn hóa phương Đông (làm việc ở Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) kể là có một chị tên Hòa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đang có bầu 2 tháng thì ông nội mất. Chị Hòa bèn theo chồng về quê chịu tang. Trong đám tang, chị có nói với mẹ là mình có thai rồi. Tưởng tin vui sẽ khiến mẹ bớt đau buồn trong cảnh “tang gia bối rối”, ai dè mẹ chị hốt hoảng bắt con gái sang nhà họ hàng ở vì sợ ảnh hưởng đến thai. Chị Hòa trẻ tuổi, sống thoáng nên nghĩ mẹ kiêng vậy là không có cơ sở, vẫn cố ở lại không chịu đi. Nghĩ mẹ kiêng kị quá đáng, nên chị vẫn ở lại đám tang. Khi đám kết thúc, trên đường về nhà thì chị bị ra máu, sẩy thai. Mặc dù không rõ nguyên nhân bị vậy là do dự đám tang hay do đi ô tô đường dài nhưng bản thân chị cảm thấy đau khổ, ân hận vô cùng vì để mất con mình.Một trường hợp khác là chị Lê Thị Hải (ở Phủ Lý, Hà Nam) đang có bầu 3 tháng. Mẹ chồng mong cháu quá nên bắt con dâu ở nhà dưỡng thai rất kĩ, không cho làm gì cả vì sợ động thai. Rảnh tay rảnh chân nên chị Hải cảm thấy buồn. Bất ngờ vào thời điểm đó, chị gái của chị Hải bị tai nạn qua đời, chị một mực đòi đi dự đám tang nhưng mẹ chồng gạt phắt không cho, nói bà bầu đi dự đám tang là không được. Thế là hai mẹ con giận hờn nhau mà chẳng biết thực hư ai đúng ai sai. Có người cho rằng mẹ chồng chị Hải làm vậy là có lý vì mang bầu mà dự đám tang không hề tốt cho thai nhi. Nguyên nhân của hiện tượng nàyÔng Nguyễn Mạnh Cường (Chuyên gia tư vấn Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) cho biết bà bầu đi đám tang là không nên vì lúc mang thai, sức đề kháng của mẹ yếu đi, đây lại là thời kỳ bào thai hấp thụ tinh hoa của trời đất. Đám tang hoặc nghĩa địa lại là nơi có nhiều âm khí (những luồng khí xấu) bốc ra dễ tác động lên cơ thể mẹ gây bệnh, ảnh hưởng đến thai nhi. Đây không phải mê tín mà là có căn cứ khoa học rõ ràng. Nhất là với đám tang nào tử thi để lâu không chôn thì tử khí, vi khuẩn từ tử thi khuếch tán vào không khí, xâm nhập vô cơ thể người dự đám qua đường hô hấp, mắt, tai, vết thương hở, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu ớt… Khoa học cho biết, xác chết bị phân hủy chỉ sau 10 tiếng là các vi trùng lên men thối tạo khí, phồng rữa, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán. Nhà có đám tang lại đông người, không khí ngột ngạt, u buồn, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Mẹ bầu tiếp xúc trong không gian này không chỉ bị nhiễm khí xấu mà tâm trạng còn buồn đau, về nhà bị mệt, choáng, sảy thai, sinh non là hoàn toàn có thể xảy ra.BS Ngọc Dung, Trung tâm Tư vấn SKSS/KHHGĐ, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương cũng khuyên mẹ bầu (nhất là đang mang thai 3 tháng đầu) không nên đi viếng đám tang. Ngoài ra, mẹ bầu có ham chơi cỡ nào cũng tuyệt đối không đến những nơi này vì “1 lành 9 dữ” cho con trong bụng. Nếu bắt buộc phải đi thì mẹ bầu cần phải tuân thủ nguyên tắc gì?BS Ngọc Dung cũng hướng dẫn thêm, trường hợp bắt buộc bà bầu đi viếng đám tang thì nhớ: -Chỉ nên đứng ở bên ngoài, không nên vào bên trong gần sát với thi thể và không được ở lâu.-Trước khi đi, mẹ nên nhét ít bông vào tai, nhờ người nhà đun sẵn nồi nước lá bưởi, chanh, sả… Lúc về cởi đồ ngay và hơ hoặc tắm nước lá đó để sát khuẩn cơ thể, ổn định thân nhiệt, phòng trừ đau bệnh. Tuy nhiên, chỉ nên tắm nhanh, không ngâm nước quá lâu dễ bị cảm lạnh. Xong xuôi thay quần áo mới, xoa dầu vào lòng bàn chân, thái dương, mũi cho ấm người. -Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng thêm một mẹo dân gian lưu truyền giúp giữ vía cho mẹ bầu, bà đẻ, trẻ sơ sinh khi đi dự đám tang về nhà như: khi đi mang theo giấy, bật lửa để lúc về tới cửa thì đốt lên và bước qua bước lại 3 lần (hoặc chuẩn bị niêu than rồi bước qua cũng được). Mới nghe có vẻ mê tín nhưng thực sự thì bà bầu đi đám tang là một việc hết sức kiêng kỵ. Nó có thể khiến mẹ bị nhiễm bệnh, đau ốm, thậm chí là sẩy thai, đẻ non. Vì vậy, tốt nhất là nên tránh, nếu bắt buộc phải đi thì nhớ áp dụng các cách bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của khí xấu, vi khuẩn có hại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp