Hà Tĩnh Thuộc Miền Nào?

Hà Tĩnh thuộc Miền Nào?

Tỉnh Hà Tĩnh thuộc miền nào? Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc miền Bắc Trung Bộ giáp Nghệ An ở phía Bắc, giáp tỉnh Quảng Bình ở phía Nam, giáp Lào ở phía Tây với 145 km đường biên giới trên bộ; giáp biển Đông ở phía đông với đường bờ biển dài 137 km.

Hà tĩnh miền nào
Bản đồ Hà tĩnh

Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An có cùng một tên chung là Hoan Châu (thời bắc thuộc). Đến năm 1831, vua Minh Mạng tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh Hà Tĩnh.

Đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V (ngày 27-12-1975), một lần nữa hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Từ năm 1991, lại tách ra thành 2 tỉnh là Hà Tĩnh và Nghệ An như ngày nay.

Hà Tĩnh Có Bao Nhiêu Huyện, Thị Xã?

Tỉnh Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, thị xã? Hiện nay Hà Tĩnh gồm có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện.

✅ Thành phố: Thành Hà Tĩnh

✅ 2 Thị Xã: Thị xã Hồng Lĩnh và Thị Xã Kỳ Anh

✅ 10 huyện, gồm: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà và huyện Vũ Quang.

Điều Kiện Tự Nhiên – Kinh Tế Xã Hội

Vị trí địa lý

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp Lào với 145 km đường biên giới trên bộ, với 145 km đường biên giới trên bộ; giáp biển Đông ở phía đông với đường bờ biển dài 137 km.

Địa hình

Hà Tĩnh có địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau.

Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, có đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt.

Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm:

+ Vùng núi cao: Nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, tạo nên thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ.

+ Vùng trung du và bán sơn địa: là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng.

+ Vùng đồng bằng: chạy dọc hai bên Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển với địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển.

+ Vùng ven biển: nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1A, địa hình vùng này được tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng được lấp đầy bởi những trầm tích, đầm phá hay phù sa.

Khí Hậu

Tỉnh Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc nên thời tiết ở đây rất khắc nghiệt.

Hàng năm, Hà Tĩnh có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa hè:

+ Mùa hè (tháng 4 – 10): Nắng nóng, khô hạn kéo dài, chịu ảnh hưởng của giớ phơn Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cao nhất có thể lên hơn 40 độ C. Khoảng cuối tháng 7 – 10 thường có nhiều đợt bão, kèm mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất 600 mm/ngày.

+ Mùa đông ( Từ tháng 11 – tháng 3 năm sau): Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo gió lạnh, mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 5 độ C.

Dân Cư

Tính đến năm 2019, dân số Hà Tĩnh đạt gần 1.229.300 người, mật độ dân số đạt 205 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 196.800 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.032.500 người.

Trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc, trong đó dân tộc kinh đông nhất chiếm tới 99% dân số. Các dân tộc Thái, Mường, Chứt, Lào chỉ có vài trăm hoặc vài chục, thường sống xen ghép tại một số xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

Về tôn giáo, ở Hà Tĩnh có số đồng đồng bào theo Phật giáo, Công giáo và các tôn giáo khác như đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, để lại hàng trăm đền, chùa, miếu mạo như tháp Cửa Diêu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang…Riêng đạo Công giáo, Hà Tĩnh là 1 trong 15 tỉnh có số lượng tín đồ Công giáo đông nhất toàn quốc.

Hà Tĩnh là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, nhà yêu nước nổi tiếng tiêu biểu như danh y Hải Thượng Lãn Ông, đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập, Ngô Ðức Kế, Huy Cận…

Con người Hà Tĩnh nổi tiếng với truyền thống yêu nước, đóng góp nhiều vào công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đây cũng là cái nôi văn hóa dân gian, sản sinh ra làn điệu Dân ca ví, giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sự giao hòa, đan xen giữa văn hóa dân gian và văn hóa bác học làm cho môi trường văn hóa, giá trị nhân văn của Hà Tĩnh có sức thu hút du lịch rất lớn.

Tiềm năng phát triển du lịch

Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh, quê hương của nhiều bậc danh nhân như thác Vũ Môn, vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, suối nước nóng Sơn Kim, chùa Hương Tích,…

Với gần 137km bờ biển, Hà Tĩnh còn sở hữu nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Xuân Thành, Xuân Hải, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con, Đèo Ngang.

Ngoài ra Hà Tĩnh còn nổi tiếng về “Văn vật Hồng Lam” với các di chỉ khảo cổ rú Dầu, rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, Minh Long, đồ đồng Ðức Lâm, ….

Giao thông

Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đều thuận lợi với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh. Tỉnh cũng có cửa khẩu Cầu Treo thuận tiện cho việc giao lưu với các nước Lào, Thái Lan. Thành phố Hà Tĩnh cách Hà Nội 341km