Hầu hết các thai phụ đều gặp phải hiện tượng ho mọc tóc. Đa phần mẹ sẽ âm thầm chịu đựng tình trạng này mà không chữa trị nó. Nhiều mẹ bầu khá lo lắng vì không biết hiện tượng ho mọc tóc có ảnh hưởng đến sức khỏe không và bao lâu thì khỏi. Những chia sẻ trong bài viết này sẽ giải đáp giúp mẹ biết ho mọc tóc tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả.
Khái niệm hiện tượng ho mọc tóc
Theo quan niệm dân gian, ho mọc tóc là tình trạng phụ nữ mang thai bị ho trong thai kỳ, nhất là tam cá nguyệt thứ nhất. Lý do của hiện tượng này là từ tuần 14, tóc của em bé bắt đầu mọc khiến mẹ cảm thấy bị ngứa cổ và ho.
Bạn đang xem: Bà bầu bị ho mọc tóc tháng thứ mấy? Triệu chứng và cách điều trị
Mặc dù vậy, ho mọc tóc chỉ là quan niệm dân gian và chưa có bằng chứng hay nghiên cứu nào chứng minh. Trên thực tế, việc mọc tóc của thai nhi không hề làm mẹ bị ho. Nguyên nhân khiến hiện tượng này xảy ra là do cơ thể mẹ bầu nhạy cảm, dễ bị cảm cúm, viêm họng gây ho kéo dài. Do đó, thai phụ hãy đặc biệt chú ý nếu bị ho trong thai kỳ.
Thai phụ bị ho mọc tóc tháng thứ mấy?
Thông thường, thai nhi sẽ bắt đầu mọc tóc từ tuần thai thứ 14. Vậy nên từ tháng thứ 3, thứ 4 thai kỳ thì bà bầu sẽ thường xuyên gặp hiện tượng ho mọc tóc.
Từ tuần thai thứ 14, các nang tóc của em bé phát triển, bắt đầu mọc các sợi tóc li ti. Bên cạnh đó, lông mi, tóc, lông mày của thai nhi cũng bắt đầu phát triển. Thời gian tóc mọc thường mạnh nhất vào tháng thứ 4 thai kỳ và cơ thể mẹ xuất hiện các biểu hiện rõ rệt từ tháng thứ 3.
Ho mọc tóc là do nguyên nhân gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thai nhi mọc tóc không có liên quan gì đến việc mẹ bị ho. Trong trường hợp mẹ bầu bị ho trong quá trình mang thai thì nguyên nhân có thể là do:
- Nội tiết tố trong cơ thể thai phụ biến đổi lớn gây suy giảm sức đề kháng. Mẹ dễ bị nhiễm các vi khuẩn từ môi trường hoặc virus tấn công gây bệnh ho hay viêm họng.
- Lượng màng nhầy tăng đáng kể trong thai kỳ khiến mẹ bầu ho, nghẹt mũi, ho có đờm. Nếu không được xử lý đúng cách, màng nhầy sẽ trôi xuống cổ họng gây viêm họng hoặc viêm đường hô hấp cấp. Những căn bệnh này chẳng những khiến mẹ gặp phiền toái, khó chịu mà thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả hai mẹ con.
- Khi thai nhi lớn lên kéo theo kích thước tử cung tăng gây áp lực lên ổ bụng, từ đó dịch ở dạ dày trào ngược lên đường hô hấp của mẹ gây hiện tượng trào ngược dạ dày dẫn đến chứng viêm họng, ho ở thai phụ.
Ho mọc tóc có ảnh hưởng em bé không?
Xem thêm : Học phí Đại học Văn Hiến năm 2023 – 2024 bao nhiêu một năm?
Tình trạng ho mọc tóc hay cơn ho do viêm họng thông thường trong thai kỳ không quá đe dọa đến mẹ bầu và thai nhi. Mặc dù vậy, mẹ cũng không nên chủ quan. Tình trạng này có thể tiến triển nặng thêm gây ảnh hưởng không tốt đến hai mẹ con.
Dù không đáng lo ngại nhưng hiện tượng ho mọc tóc cũng khiến mẹ bầu bị khó chịu, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Điều này vô hình chung cũng tác động không tốt đến sự phát triển bình thường của em bé. Do đó, thai phụ hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, điều chỉnh tâm lý, giữ cho tinh thần luôn ổn định để hai mẹ con vượt qua thai kỳ nhẹ nhàng, khỏe mạnh.
Nếu bị ho một số vi khuẩn, virus thể nhẹ hoặc các yếu tố từ môi trường, mẹ bầu không cần lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần thận trọng bởi đây có thể là biểu hiện của một số căn bệnh do virus nguy hiểm gây ra có thể tác động tiêu cực lên thai nhi.
Phương pháp chữa ho mọc tóc hiệu quả cho mẹ bầu
Sau khi biết được tình trạng ho mọc tóc tháng thứ mấy thì nhiều mẹ bầu tìm kiếm cách khắc phục sự khó chịu này. Nếu bị ho, mẹ nên mặc ấm, giữ sức khỏe, không tự ý mua thuốc uống để tránh gây hại cho thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị ho mọc tóc trong quá trình mang thai khá đơn giản nhưng hết sức hiệu quả mà thai phụ có thể tham khảo để giữ cho cơ thể khỏe mạnh:
Khẩu phần dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch
Để điều trị các cơn ho dai dẳng hết sức khó chịu và mệt mỏi, điều đầu tiên mà phụ nữ mang thai nên làm là điều chỉnh khẩu phần ăn uống với đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ nên đặc biệt chú trọng vào các thực phẩm mang lại công dụng tốt cho việc nâng cao hệ miễn dịch. Sở hữu một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp mẹ đẩy lùi các cơn ho nhanh chóng. Đây chẳng những là cách điều trị mà còn là biện pháp phòng ngừa tình trạng ho mọc tóc hiệu quả.
Tắm bằng nước ấm
Khi bị ho, cơ thể mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng yếu ớt, mệt mỏi, hệ hô hấp dễ bị tổn thương. Do vậy, thai phụ nên đặc biệt lưu ý là dùng nước ấm tắm nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các cơn ho khó chịu.
Xem thêm : Vé số trúng an ủi 6 triệu
Trong quá trình tắm nước ấm, mẹ bầu nên để hơi nước ấm bốc lên, cố gắng hít lấy hơi ẩm bay lên để cơ thể được dễ chịu, khoan khoái. Nhờ đó, cảm giác đau cổ họng của mẹ cũng sẽ giảm bớt.
Tránh tiếp xúc khói thuốc lá
Không chỉ mẹ bầu mà bất kỳ ai tiếp xúc khói thuốc lá đều có thể khiến mẹ bị ho, cảm giác khó chịu ở cổ họng. Đây có thể là nguyên nhân gây đau họng ở thai phụ và làm tình trạng ho ngày càng nặng. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là khi đang bị ho mọc tóc.
Quất hấp mật ong
Một công thức dân gian điều trị ho hiệu quả được ông bà ta lan truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ là quất hấp mật ong. Mẹ hãy chuẩn bị từ 5 đến 6 quả quất, rửa sạch, cắt đôi, sau đó cho vào bát. Kế tiếp, mẹ đổ vào một ít mật ong rồi mang đi hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện. Cuối cùng, chờ đến khi sản phẩm nguội thì lấy nước nhâm nhi để thấm cổ họng. Các cơn ho sẽ biến mất nhanh chóng.
Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà Thuốc Long Châu đã giúp mẹ có lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc ho mọc tóc tháng thứ mấy và biết cách điều trị hiệu quả. Tình trạng này không quá nguy hiểm nên mẹ hãy yên tâm dưỡng thai. Trong trường hợp ho kèm theo dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần báo cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hongngochospital.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp