Bầu uống cà phê sữa được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Trong suốt thai kỳ, vấn đề ăn uống và sinh hoạt của bà bầu luôn được quan tâm cẩn thận. Bầu uống cà phê sữa được không là thắc mắc thường gặp của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích ở bài viết sau đây.

Bầu uống cà phê sữa được không?

Bà bầu vẫn có thể uống cà phê sữa phải uống ở mức độ cho phép và thực hiện theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Bởi trong cà phê có chứa Caffeine và Phenol nếu uống quá nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng cho mẹ bầu và thai nhi [1]An exploratory analysis of leukocyte telomere length among pregnant and non-pregnant people. Ngày truy cập 26/08/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36110146/.

Khi mẹ bầu uống cafe vượt mức cho phép sẽ dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng sau đây:

  • Tăng huyết áp: Mẹ bầu uống lượng lớn cà phê có thể bị tăng huyết áp. Với người đã có tiền sử huyết áp cao này lại càng phải lưu ý hơn. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi quyết định có nên sử dụng cà phê hay không.
  • Mất ngủ: Khi caffeine được đưa vào cơ thể sẽ làm ức chế quá trình tạo thành adenosine là chất gây buồn ngủ khiến cơ thể tỉnh táo. Vì vậy, nếu uống quá nhiều cà phê, mẹ bầu sẽ bị mất ngủ khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi.
  • Hấp thu sắt kém: Phenol có trong cà phê được chứng minh gây cản trở quá trình hấp thu chất sắt. Đối với mẹ bầu đang thiếu sắt thì uống cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng thiếu máu thiếu sắt trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Căng thẳng thần kinh: Trong cà phê chứa nhiều Caffeine, khi uống quá nhiều sẽ khiến tăng sản xuất cortisol tăng sự căng thẳng cho bà bầu.
  • Nguy cơ sảy thai: Tiêu thụ quá nhiều cà phê khi mang thai cũng có thể gây tăng nguy cơ sảy thai, lưu thai.
Bầu uống cà phê sữa được không?
Bầu uống cà phê sữa được không?

Trên thực tế, khi uống cà phê nói riêng hoặc những chất chứa caffeine nói chung không kiểm soát có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển toàn diện của em bé. Caffein có thể làm tăng nhịp tim thai, ngăn chặn tuần hoàn máu đến bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển gan của thai nhi. Khi lượng caffein đưa vào cơ thể quá ngưỡng cho phép sẽ gây tăng nguy cơ dị tật thai, suy thai có thể dẫn đến tình trạng đẻ non, sảy thai.

Bỏ túi mẹo hạn chế uống cafe cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu là một tín đồ của cà phê mà lại phải giảm uống thì hãy bỏ túi ngay những mẹo giúp hạn chế uống cafe cho mẹ bầu dưới đây.

Uống cafe trong liều lượng cho phép

Theo các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng ngưỡng cho phép về hàm lượng caffeine mà mẹ bầu có thể đưa vào cơ thể mỗi ngày là 200mg. Vì thế, mẹ hãy hạn chế uống cafe ít nhất có thể. Đồng thời nên uống cafe nguyên chất của những thương hiệu uy tín đảm bảo chất lượng.

Giảm dần lượng cafe, pha với nhiều sữa

Với người vốn đã “nghiện” cà phê, việc dừng sử dụng đồ uống này ngay khi sẽ khiến cơ thể uể oải. Lúc này, mẹ bầu có thể sử dụng chế độ giảm dần lượng cà phê đưa vào cơ thể. Ví dụ, thay vì uống cà phê đậm đặc, bạn hãy pha cùng sữa để làm loãng. Mẹ có thể tăng dần lượng sữa và giảm lượng cafe từng ngày để lượng cafe nạp vào cơ thể ít hơn.

Thay thế cafe bằng một loại đồ uống tốt cho sức khỏe

Nếu bạn bị hấp dẫn bởi vị ngọt của cà phê thì không quá khó khăn. Hãy thay thế cafe bằng một ly nước ép hoa quả, rau củ. Nước ép trái cây không chỉ thơm ngon mà còn đảm bảo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu.

Mẹo hạn chế uống cafe cho mẹ bầu
Mẹo hạn chế uống cafe cho mẹ bầu

Giải đáp một số thắc mắc cho mẹ bầu

Một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển khỏe mạnh là điều mà mỗi người mẹ luôn mong muốn. Thấu hiểu được nỗi lòng của các mẹ, Ferrolip đã tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc thường gặp của bà bầu.

Bà bầu uống cafe sữa có gây sảy thai không?

Với hàm lượng cho phép, cafe sẽ không gây nên hiện tượng sảy thai ngoài ý muốn ở mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế sử dụng, nhất là với bà bầu đang trong tình trạng thiếu sắt.

Bà bầu uống nước dừa được không?

Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống nước dừa bởi nước dừa giúp tăng nước ối, lợi niệu, giảm trào ngược, ngăn nhiễm trùng, ngừa táo bón. Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, tương ứng với thai 13-24 tuần.

Bà bầu uống nước mía được không?

Nước mía là thức uống mang vị ngọt tự nhiên, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Kali, canxi, magie, sắt, vitamin A, vitamin C… có lợi cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể uống nước mía từ những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nước mía chứa lượng đường cao nên mẹ không nên uống quá nhiều.

Bà bầu uống bia được không?

Bà bầu không nên uống bia hoặc bất cứ đồ uống nào chứa cồn. Bởi vì chất cồn trong các đồ uống này gây hại cho gan của mẹ. Nồng độ cồn trong bia là khoảng 4,5-10%. Khi say bà bầu dễ chóng mặt, trượt ngã khiến động thai hoặc thậm chí là sẩy thai [2]Prevalence of Human Immunodeficiency Virus Among Pregnant Women. Ngày truy cập 26/08/2023. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36582616/

Bà bầu uống trà sữa được không?

Nếu mẹ bầu quá thèm trà sữa thì vẫn có thể uống 1 ly trà sữa. Tuy nhiên không được uống thường xuyên và uống thay cho bữa ăn chính bởi lượng đường cao trong trà sữa có thể dẫn đến tiểu đường.

Giải đáp một số thắc mắc khi mang thai
Giải đáp một số thắc mắc khi mang thai

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Mẹ bầu nên uống sữa đậu nành trong 3 tháng đầu thai kỳ để bổ sung khoáng chất và vitamin có lợi như canxi, protein, sắt, chất xơ,… Do đó, uống sữa đậu nành giúp phòng tránh loãng xương, táo bón, thiếu máu cho mẹ bầu. Đồng thời, protein có ở đậu nành sẽ bổ sung năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ được vấn đề bầu uống cà phê sữa được không cùng nhiều thắc mắc khác. Để được tư vấn nhiều hơn về sức khỏe, bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 636 985 hoặc truy cập vào website https://ferrolip.vn/.