9 tác dụng của kỷ tử giúp bà bầu tẩm bổ

  • Tác dụng của kỷ tử chữa ốm nghén: Bổ sung kỷ tử giúp làm giảm cảm giác khó chịu và mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa. Thay vì hầm kỷ tử khô, mỗi ngày bạn có thể ăn vài quả kỷ tử tươi để xoa dịu bụng.
  • Tốt cho thai nhi phát triển: Mang thai khiến hệ thống nội tiết và tiêu hóa của bà bầu thay đổi. Bạn cần bổ sung rất nhiều khoáng chất và vitamin để cung cấp cho thai nhi. Dưỡng chất trong kỷ tử giúp đáp ứng nhu cầu này. Các chất chống oxy hóa trong kỷ tử còn bảo vệ mẹ và con khỏi sự phá hủy tế bào.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp giảm cholesterol: Kỷ tử giúp giảm thiểu lượng cholesterol trong suốt thời kỳ mang thai, hỗ trợ thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tăng cường hemoglobin: Kỷ tử rất giàu chất sắt, giúp sản xuất hemoglobin, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, mệt mỏi do thiếu sắt.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp trị táo bón: Kỷ tử có tác dụng nhuận tràng, giúp làm mềm phân, đảm bảo mẹ có thể đi tiêu đều đặn.
  • Giúp ngủ ngon: Kỷ tử giúp giảm stress, cho bạn giấc ngủ ngon và sâu, đồng thời cung cấp năng lượng cho bà bầu hoạt động.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp bảo vệ gan: Kỷ tử có thể hỗ trợ trị một số bệnh về suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Tốt cho làn da mẹ: Beta-carotene trong kỷ tử là một thành phần có mặt trong các loại kem dưỡng da, giúp da săn chắc, ngăn ngừa rạn da và da chảy xệ do tuổi tác, giảm thiểu tác động của tia cực tím lên da.
  • Tác dụng của kỷ tử giúp ổn định đường huyết: Kỷ tử giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cân bằng insulin và glucose, tăng cường cholesterol tốt ở bà bầu bị tiểu đường loại 2.
tác dụng của kỷ tử
Tác dụng của kỷ tử là giúp bảo vệ làn da

Liều lượng kỷ tử an toàn cho bà bầu

Liều lượng sử dụng kỷ tử cho bà bầu là khoảng 10-20 gram/ngày. Tuy nhiên, thay vì ăn kỷ tử thường xuyên, bạn hãy đa dạng nguồn thức ăn cung cấp cho cơ thể để cân bằng dinh dưỡng.

Những lưu ý khi bà bầu bổ sung kỷ tử

Kỷ tử rất tốt, nhưng mỗi lần không nên ăn quá nhiều; mỗi tuần cũng không nên ăn nhiều lần mà cần luân phiên với các thực phẩm khác. Nếu mẹ bầu đã biết tác dụng của kỷ tử thì cũng nên chú ý các lưu ý sau nếu bổ sung dư thừa có thể dẫn tới:

  • Dị tật thai nhi: Hàm lượng selen cao trong kỷ tử có thể dẫn đến dị tật thai nhi.
  • Sảy thai: Kỷ tử chứa betaine, một chất đạm hữu cơ có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang dùng thuốc: Người bị huyết áp cao, tiểu đường hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kỷ tử. Vì thực phẩm này có thể làm mất tác dụng của thuốc trị huyết áp và tiểu đường.
  • Gây ra phản ứng dị ứng: Tiêu thụ kỷ tử có thể gây ra phản ứng dị ứng nếu bạn đã bị dị ứng với cà chua và các loại hạt.

Một số cách chế biến kỷ tử tẩm bổ cho bà bầu

1. Cách nấu canh kỷ tử trứng gà

Cách nấu canh kỷ tử trứng gà