Những chị em đang mang thai thường thắc mắc rằng bà bầu uống thuốc chống say tàu xe có được không. Bởi vì phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất nhạy cảm với thuốc. Việc sử dụng thuốc khi mang thai rất cần được cân nhắc. Vậy đối với thuốc chống say tàu xe thì như thế nào? Liệu rằng nó có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Bài viết sau đây sẽ trả lời giúp bạn đọc thắc mắc này.
1. Việc sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai
Trước khi tìm hiểu bà bầu uống thuốc chống say tàu xe được không, chúng ta nên nắm qua việc sử dụng thuốc ở thai phụ như thế nào. Theo khảo sát trong những năm gần đây, khoảng 90% thai phụ dùng ít nhất một loại thuốc. Chúng bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Bạn đang xem: Bà bầu uống thuốc chống say tàu xe có được không?
Từ năm 1976 đến năm 2008, số thai phụ sử dụng thuốc kê đơn đã tăng lên 200%. Điều đó cho thấy nhu cầu dùng thuốc trong thời gian mang thai tăng dần theo thời gian. Trong những số liệu nghiên cứu, có đến 6% thai phụ phơi nhiễm với thuốc có thể gây dị tật thai nhi. Trong đó, 3% trẻ sinh ra có dị tật về thể chất hoặc tâm thần.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng thuốc. Bởi vì những nguyên nhân sau đây:
- Tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu.
- Nguy cơ sinh non, sảy thai cũng tăng lên.
- Sự thay đổi hormon thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến quá trình hấp thu và phân bố của thuốc.
- Sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành các cơ quan nội tạng của thai nhi.
- Làm thai kém phát triển.
>> Tham khảo thêm bài viết: Thuốc chống say xe Nautamine (diphenhydramine): Dùng thế nào cho đúng?
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc khi mang thai
Tất cả các thuốc trên thị trường khi sử dụng cho phụ nữ mang thai đều phải được phân theo nhóm rủi ro. Việc phân loại thuốc dựa trên sự cân nhắc về lợi ích và rủi ro. Thông qua nhiều nghiên cứu khi thực nghiệm từng thuốc trên động vật cũng như con người. Theo đó, những thuốc thuộc nhóm A, B hoặc C được đánh giá là an toàn cho phụ nữ có thai.
3. Những thuốc an toàn cho thai phụ
Những thuốc thường gặp được chứng minh là an toàn cho phụ nữ mang thai bao gồm:
- Giảm đau và hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen).
- Điều trị đái tháo đường Insulin dạng tiêm.
- Trị ho: Dextromethorphan, siro ho.
- Kháng Histamin H1: Loratadin, Fexofenadin.
- Long đờm: Bromhexin, Acetyl Cystein.
- Kháng Histamin H2: Ranitidin, Famotidin.
- Chống đầy hơi: Simethicon.
- Trung hòa axit dịch vị: P vàng, Gastrogel.
- Thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin.
- Chống nôn trong thai kỳ: Magie B6, Ondansetron, Domperidon.
- Hạ áp Hydralazin, Methyldopa.
- Kháng nấm Miconazol, Clotrimazol.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI, chống trầm cảm 3 vòng.
4. Say tàu xe là gì?
Say tàu xe là tình trạng gây ra bởi những tín hiệu trái ngược nhau. Những tín hiệu ấy sẽ truyền về não từ những giác quan khác nhau.
Có những trường hợp say tàu xe do tâm lý. Khi ấy, chỉ cần nhìn thấy xe là chúng ta đã say rồi. Hoặc thấy người bên cạnh bị say tàu xe thì mình cũng bị lây theo.
Xem thêm : Dự đoán giới tính thai nhi qua đường Nigra
Say tàu xe thường gặp nhất ở đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Với người trưởng thành, phụ nữ thường bị say tàu xe hơn nam giới. Say tàu xe thường được biểu hiện bằng các triệu chứng:
- Chóng mặt, ngầy ngật, choáng váng
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau đầu.
- Cảm giác khó chịu trong người.
- Lạnh toàn thân, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi.
5. Vì sao bà bầu dễ bị say tàu xe
Trong suốt thời gian mang thai, chắc hẳn không ít mẹ bầu phải di chuyển xa từ nơi này đến nơi khác. Chẳng hạn như đi khám thai, đi về quê, đi du lịch. Và những lúc di chuyển xa thế này, việc đi xe khách, xe du lịch, máy bay là hiển nhiên. Chính những lúc đi ấy, bà bầu rất dễ bị say tàu xe.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu dễ bị say tàu xe bao gồm:
- Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu ưu tiên dành cho thai nhi. Chính vì vậy, máu nuôi não và khu vực tiền đình giảm. Điều này càng làm bà bầu dễ bị say tàu xe.
- Nhiều mẹ bầu ăn uống không đủ chất gây tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
- Áp lực của thai lên dạ dày làm bà bầu dễ buồn nôn trong quá trình đi xe.
- Bà bầu bị rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ khi mang thai. Tình trạng ấy tạo điều kiện thuận lợi cho triệu chứng say tàu xe.
6. Bà bầu uống thuốc chống say tàu xe có được không?
Vậy thì khi bị say tàu xe, bà bầu uống thuốc chống say tàu xe có được không? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều thai phụ quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các thuốc chống say tàu xe nói chung là an toàn cho phụ nữ mang thai. Nó ít ảnh hưởng đến thai nhi.
>> Xem thêm bài viết: Những điều cần lưu ý trong thời gian mang thai
Những thuốc chống say tàu xe mà mẹ bầu có thể sử dụng bao gồm:
- Thuốc tăng tuần hoàn não dạng thảo dược. Nhóm thuốc này có chứa cao đinh lăng, cao bạch quả. Giúp hạn chế tình trạng chóng mặt, choáng váng.
- Nhóm kháng Histamin H1 thế hệ thứ nhất có tác dụng chống say tàu xe. Chẳng hạn như Diphenhydramin, Chlopheniramin, Meclizin.
- Thuốc kháng đối giao cảm (kháng Cholinergic) như Scopolamin dạng dán.
- Nhóm thuốc kháng Dopamin ngoại vi, có tác dụng chống nôn như: Domperidon, Metoclopramide.
7. Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe
Sau khi đã biết được bà bầu uống thuốc chống say tàu xe có được không, chị em cũng nên nắm qua tác dụng phụ của chúng. Những tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Khô miệng, táo bón, giảm tiết nước bọt.
- Mất định hướng.
- Buồn ngủ, giảm khả năng tập trung.
- Khó tiểu.
Một số tác dụng phụ ít gặp hơn của các thuốc chống say tàu xe bao gồm:
- Thờ ơ, giảm nhận thức.
- Rối loạn trương lực cơ.
- Cứng hàm, khó nuốt, khó thở.
- Run tay chân.
- Đau đầu.
- Mờ mắt.
- Rối loạn nhịp tim.
- Làm khởi phát cơn hen suyễn.
8. Thai phụ nên sử dụng thuốc chống say tàu xe như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để thuốc phát huy tác dụng, mẹ bầu nên uống thuốc trước khi đi xe ít nhất từ 30 đến 60 phút.
Xem thêm : Tổng hợp 11 cách phối đồ với chân váy len cho chị em trung niên
Đồng thời, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống thuốc chống say tàu xe sau khi ăn, không nên uống thuốc lúc đói. Bởi vì đa số các thuốc chống say tàu xe gây kích ứng ở dạ dày. Có thể gây ra nhiều nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Không uống thuốc khi đang lái xe, đang làm những công việc cần sự tỉnh táo, tập trung.
- Không nên uống quá liều thuốc chỉ định hoặc lạm dụng thuốc.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Video chia sẻ thông tin chi tiết về các thuốc say tàu xe – Biên tập bởi Dược sĩ Phan Tiểu Long
9. Biện pháp không dùng thuốc
Bà bầu có thể uống thuốc chống say tàu xe để hạn chế tình trạng say khi đi tàu xe. Tuy nhiên, cũng có một số mẹo sau đây giúp bà bầu không bị say tàu xe mà không cần dùng thuốc. Điển hình đó là:
Dùng gừng tươi
Trước khi lên xe khoảng 30 đến 60 phút, mẹ bầu nên dùng một khúc gừng tươi nhỏ. Bạn hãy lấy một miếng gừng nhỏ, gọt vỏ, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống. Hoặc nhai nát gừng, sau đó uống với một ly nước ấm. Trong suốt quá trình di chuyển, bạn cũng có thể ngậm một lát gừng mỏng trong miệng.
Sử dụng vỏ quýt
Mẹ bầu có thể mang vài quả quýt khi lên xe. Tinh dầu kết hợp với hương thơm dễ chịu từ vỏ quýt sẽ giúp chị em đỡ say xe và cảm thấy dễ chịu hơn.
Giấm ăn
Thai phụ cũng có thể uống một ly nước ấm pha chút giấm ăn trước khi lên xe. Cách này cũng giúp bạn không bị say tàu xe rất hiệu quả.
>> Tham khảo thêm: Những loại thực phẩm cần tránh khi mang thai
Dầu gió
Hãy luôn mang theo dầu gió bên mình mỗi khi đi xe nhé. Bởi vì dầu gió giúp bạn hạn chế tình trạng say tàu xe rất tốt đấy. Ngoài ra, ngửi mùi dầu gió cũng giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.
Hiện nay, nhiều thuốc đã được chứng minh là an toàn cho thai phụ. Trong đó có nhóm thuốc chống say tàu xe. Vì vậy, việc bà bầu uống thuốc chống say tàu xe là rất an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý những tác dụng phụ của thuốc nhé. Đừng để sự say tàu xe cản trở những chuyến đi vui vẻ vủa mẹ bầu, bởi vì đã có thuốc chống say tàu xe!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp