Bà bầu uống trà ô long được không? Trà ô long mang lại những tác dụng gì?

Đối với phụ nữ mang thai, việc lựa chọn một loại thức uống để thưởng thức cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi dùng. Bởi có những loại đồ uống ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi. Vậy bà bầu uống trà ô long được không? Nhà Thuốc Long Châu sẽ giải đáp vấn đề này qua bài viết sau đây.

Thành phần có trong trà ô long

Trước khi trả lời cho câu hỏi bà bầu uống trà ô long được không, bạn cần tìm hiểu về các thành phần có trong trà ô long. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong trà ô long chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Trong 100g trà ô long có chứa:

  • Canxi: 1mg.
  • Magie: 1mg.
  • Photpho: 1mg.
  • Kali: 12mg.
  • Natri: 3mg.
  • Kẽm: 0,01mg.
  • Niacin: 0,06mg.
  • Caffeine: 16mg.

Những tác dụng của trà ô long

Bên cạnh vấn đề bà bầu uống trà ô long được không, bạn cũng cần nắm được những tác dụng của trà ô long. Cụ thể như sau:

  • Giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì: Theo các nghiên cứu, nếu bạn uống trà ô long trong một thời gian dài sẽ giúp giảm tình trạng béo phì và kéo dài tuổi thọ. Và theo một nghiên cứu vào năm 2007 ở Mỹ, trà ô long rất tốt cho tim mạch do làm giảm nồng độ chất béo có trong máu.
  • Có lợi cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một nghiên cứu ở Nhật vào năm 2004 do Trường Đại học Thành phố Osaka thực hiện cho thấy rằng trà ô long làm tăng nồng độ adiponectin có trong huyết tương. Mức độ thấp của adiponectin trong huyết tương có liên quan tới bệnh béo phì, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu kết luận rằng uống trà ô long có tác dụng hữu ích tới sự tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch ở bệnh nhân CAD (bệnh mạch vành).
  • Nâng cao sức khỏe hệ thống miễn dịch: Uống trà ô long giúp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương tế bào đồng thời chống lại các vi khuẩn có hại với sức khỏe.
  • Làm đẹp da: Đối với những bạn sở hữu làn da nhạy cảm, da xỉn màu, da dễ bị kích ứng, uống trà ô long là một giải pháp rất tốt. Trong trà ô long có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn, giảm mụn nhờ khả năng thanh nhiệt và giải độc cơ thể của trà. Bạn cũng có thể sử dụng bã trà đắp lên mặt giúp ngừa mụn, giảm thâm, làm đều màu da.
  • Giúp xương chắc khỏe: Đặc biệt là đối với người già, người loãng xương, uống trà ô long có tác dụng rất hiệu quả. Uống trà ô long giúp làm giảm mật độ khoảng trong xương, giữ lại những khoáng chất tốt, cung cấp một số chất cần thiết như magie, canxi, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn, ngăn ngừa tình trạng loãng xương sớm.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer ở người cao tuổi: Ở người cao tuổi thường xuyên xuất hiện tình trạng giảm trí nhớ, lúc quên lúc nhớ, thiếu minh mẫn do sự xuất hiện của bệnh Parkinson hay Alzheimer. Hai căn bệnh này thường xuất hiện ở người già, gây thoái hóa hệ thần kinh và trí tuệ sa sút. Việc uống trà ô long thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý này.

Bà bầu uống trà ô long được không?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, tất cả các thức uống có chứa caffeine đều được khuyến cáo là không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo như bảng thành phần của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thống kê, trong 100g trà ô long có chứa tới 16mg caffeine.

Vậy bà bầu uống trà ô long được không? Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mẹ bầu uống trà ô long, hàm lượng caffeine có trong trà sẽ đi qua nhau thai và tới thai nhi. Thế nhưng, thai nhi lại không có khả năng chuyển hóa caffeine giống như người lớn. Chính vì vậy, uống trà ô long khi mang thai có thể gây nên một số vấn đề nguy hiểm cho thai nhi trong thời kỳ bào thai.

Bên cạnh đó, hàm lượng caffeine có trong trà ô long còn khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, từ đó khiến mẹ bầu có cảm giác bồn chồn, đầy bụng, khó tiêu, khó ngủ. Ngoài ra, caffeine còn có tác dụng lợi tiểu, khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn trong khi tiểu nhiều vốn đã là một tình trạng gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu khi mang thai. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu nhạy cảm hơn với caffeine do cơ thể khó đào thải chất này hơn so với lúc không mang thai.

Chính vì vậy, trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên hạn chế uống các loại trà chứa caffeine nói chung cũng như trà ô long nói riêng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.

Những lưu ý khi bà bầu uống trà ô long để không gặp phải nguy hiểm

Mặc dù chưa có bất cứ thông tin nào nói phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng caffeine, tuy nhiên lượng dùng không được quá 300 mg/ngày. Nếu như bạn thuộc đối tượng nhạy cảm với caffeine thì tốt hơn nên hạ lượng dùng xuống dưới 100 mg/ngày. Và để an toàn hơn trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế uống trà ô long cũng như các loại trà khác, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, thi thoảng mẹ bầu có thể thưởng thức một chút trà ô long. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên uống quá nhiều mà chỉ nên uống một cốc nhỏ mỗi ngày nếu như mẹ muốn.

Mẹ bầu cần tránh uống trà ô long trong toàn bộ thai kỳ, bởi điều này khiến mẹ bầu sẽ nạp một lượng lớn caffeine trong khi mang thai. Điều này có thể gây nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Ngoài ra, để đảm bảo việc uống trà ô long không ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Không uống trà ô long khi trà quá nóng.
  • Không uống trà vào lúc đói.
  • Không uống trà ngay sau bữa ăn.
  • Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Không uống trà ô long đã để qua đêm.
  • Không dùng nước trà ô long để uống thuốc.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bà bầu uống trà ô long được không cũng như biết cách sử dụng trà ô long trong thai kỳ sao cho đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Mọi vấn đề còn chưa chắc chắn, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chúc mẹ bầu và các bé một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Xem thêm: Bầu ăn nước cốt dừa được không?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp