Bác sĩ nội trú là gì? Điều kiện trở thành bác sĩ nội trú

Là người đang học hay công tác trong ngành y khoa, chắc chắn ai cũng đều biết bác sĩ nội trú là gì. Nhưng có rất nhiều người ngoài ngành không biết đến thuật ngữ này. Để hiểu chi tiết từ A-Z về bác sĩ nội trú, mời các bạn theo dõi ngay bài viết sau đây nhé.

bac si noi tru co luong khong 1

Giới thiệu chung về bác sĩ nội trú là gì?

Là sinh viên theo học ngành y, tất cả đều muốn tham gia chương trình đào tạo để trở thành bác sĩ nội trú.

“Bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho các sinh viên vừa tốt nghiệp loại khá tại các trường Đại học Y có nhu cầu học cao hơn.”

Nội dung học sẽ bao gồm cả ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và chuyên môn. Trong đó ưu tiên về kỹ năng khám bệnh, thủ thuật và phẫu thuật.

Sau khi học xong bác sĩ nội trú sẽ được cấp bằng Thạc sĩ và chứng chỉ nghề y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc sở Y tế tỉnh cấp. Với tấm bằng này, bạn có thể dễ dàng xin việc làm tại bất cứ cơ sở y tế nào ở Việt Nam.

Điểm cần lưu ý đó là mỗi một sinh viên y khoa chỉ được đăng ký thi bác sĩ nội trú duy nhất một lần. Vì thế, nếu muốn đạt được mục tiêu thì bạn cần cố gắng ôn tập tốt, bởi chẳng may thi trượt sẽ không thể đăng ký lại lần 2.

Bác sĩ nội trú làm những công việc gì?

Có lẽ không ít người vẫn thắc mắc về công việc của một bác sĩ nội trú phải làm mỗi ngày là gì? Không cần phải chờ lâu, bí mật sẽ được bật mí ngay sau đây.

Khám và điều trị bệnh: Nhờ có chuyên môn nên bác sĩ nội trú sẽ tham gia khám bệnh. Dựa vào kết quả khám sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và phương án điều trị phù hợp.

Hỗ trợ một số công việc chuyên môn: Ngoài việc khám và chẩn đoán bệnh các bác sĩ nội trú sẽ kiêm luôn một số công việc khác như: tư vấn và trả lời những thắc mắc của người bệnh, làm thủ tục chuyển tuyến khi cần, trực cấp cứu, kiểm tra và đọc kết quả trong phòng thí nghiệm…

Nghiên cứu về bệnh lý: bác sĩ nội trú còn có thể tham gia nghiên cứu kết quả khám bệnh. Từ đó tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị, điều chế vaccin phòng và chữa bệnh.

Để trở thành bác sĩ nội trú cần những tố chất nào?

Để trở thành một bác sĩ nội trú, bạn cần có những tố chất dưới đây:

Cần có phẩm chất, đạo đức tốt

“Lương y như từ mẫu” là phương châm hành động cho bất cứ ai làm việc trong ngành y. Phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng của một người bác sĩ. Một người có đạo đức tốt sẽ luôn có trách nhiệm với công việc, ân cần và chu đáo với người bệnh mình đang theo dõi.

Có kiến thức chuyên môn vững vàng

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng, đặc biệt là với nhân sự ngành y tế. Bởi vì họ là những người có quyết định đến sức khỏe của người bệnh. Nếu một người có kiến thức chuyên môn vững vàng, sẽ nhanh chóng chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp trị bệnh hợp lý, tránh một vài tình huống xấu không mong muốn xảy ra.

Kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo

Để trở thành bác sĩ nội trú bạn cần có kỹ năng, nghiệp vụ thành thạo. Điều này sẽ giúp quá trình khám, chữa bệnh nhanh chóng và chính xác. Để có được yếu tố này, bạn cần phải chăm chỉ rèn luyện, thực hành trong suốt quá trình học.

Điều kiện tham gia dự tuyển bác sĩ nội trú

Đăng ký xét tuyển học bác sĩ nội trú, sinh viên ngành y cần đáp ứng những yêu cầu sau:

– Tuổi dưới 27, đã có bằng tốt nghiệp loại khá đại học Y chính quy, chuyên ngành phù hợp;

– Có sức khỏe tốt để phục vụ công việc lâu dài;

– Điểm thi trung bình của các môn chuyên ngành, ngoại ngữ phải trên 7 điểm;

– Chưa từng bị kỷ luật, cảnh cáo. Không bị thi lại hoặc buộc thôi học tập trong suốt thời gian học Đại học trước đó.

Có nên theo học bác sĩ nội trú hay không?

Sau khi tìm hiểu bác sĩ nội trú là gì, có thể bạn thắc mắc có nên theo học bác sĩ nội trú hay không? Câu trả lời là tùy thuộc vào bạn, tuy nhiên có những lợi ích đáng kể để trở thành bác sĩ nội trú sau đây.

Lợi ích thứ nhất là sau khóa học, bạn sẽ nhận bằng Thạc sĩ, có thể xin việc tại các bệnh viện với mức lương cao hơn.

Bên cạnh đó, kiến thức, tay nghề và chuyên môn của bạn sẽ được nâng tầm lên rất nhiều. Do trong quá trình học bác sĩ nội trú sẽ được trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn còn có thể được tham gia nghiên cứu một số công việc liên quan khác ngoài khám bệnh.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới bác sĩ nội trú

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến việc học bác sĩ nội trú:

Chuyên ngành học bác sĩ nội trú là gì?

Chuyên ngành bác sĩ nội trú rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất đó là:

– Chuyên ngành bác sĩ nội trú ngoại khoa: răng hàm mặt, tai mũi họng, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, ung thư, nội khoa, nhãn khoa, phẫu thuật tạo hình, phụ sản.

– Chuyên ngành bác sĩ nội trú nội khoa: hồi sức cấp cứu, huyết học – truyền máu, nội khoa, tim mạch, lao và phổi, thần kinh, nhi khoa, truyền nhiễm, da liễu, tâm thần, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, y học hạt nhân, phục hồi chức năng, y học cổ truyền.

– Bác sĩ nội trú hệ y học cơ sở và dự phòng: giải phẫu bệnh, sinh lý học, hóa học, vi sinh, ký sinh trùng, mô phôi, y học dự phòng.

Thi bác sĩ nội trú có những môn nào?

Để có thể trở thành bác sĩ nội trú, bạn phải làm bài thi dạng trắc nghiệm với 4 môn cụ thể như sau:

– Môn thi thứ 1: môn chuyên ngành.

– Môn thi thứ 2: môn chuyên ngành.

– Môn thi thứ 3: môn cơ sở.

– Môn thi thứ 4: môn ngoại ngữ tự chọn. Bạn có thể chọn thi tiếng Anh, tiếng Trung hoặc tiếng Pháp.* Lưu ý: Môn thi chuyên ngành 1 và 2 tùy thuộc vào chuyên ngành bạn đã học.

Quá trình học bác sĩ nội trú trong bao lâu? Học phí bao nhiêu?

Thời gian học bác sĩ nội trú sẽ kéo dài trong 3 năm, và quá trình học diễn ra liên tục. Trước đây, khi theo học các học viên đều phải lưu trú tại nơi nhà trường sắp xếp. Nhưng hiện nay, các bác sĩ nội trú có thể ở tự do bên ngoài.

Học phí của chương trình đào tạo bác sĩ nội trú ở mỗi trường sẽ khác nhau và còn tùy thuộc vào chuyên ngành bạn đăng ký học. Ví dụ: học phí của trường ĐH Y Hà Nội là 37 triệu đồng/năm, ĐH Cần Thơ 23,8 triệu đồng/năm…Những trường nào đang đào tạo bác sĩ nội trú?

Nếu đang có nhu cầu đăng ký học bác sĩ nội trú, bạn có thể chọn những ngôi trường uy tín hàng đầu Việt Nam dưới đây:

– Trường ĐH Y Hà Nội.

– Trường ĐH Dược Hà Nội.

– Trường học viện Quân y.

– Trường ĐH Y Dược Huế.

– Trường Đại học Y Dược TP. HCM.

– Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

– Trường Đại Học Y Dược thuộc ĐHQGHN.

– Khoa Y của trường ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.

– Trường ĐH Phan Châu Trinh.

– Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.

Quá trình học bác sĩ nội trú có được hưởng lương không?

Nhiều bạn có băn khoăn đó là bác sĩ nội trú có được hưởng lương hay không? Bao nhiêu tiền? Câu trả lời đó là trong quá trình học bác sĩ nội trú có được nhận lương và số tiền lương hàng tháng khoảng 2,3 triệu đồng. Tuy nhiên, mức lương cao hay thấp hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Trên đây là chia sẻ chi tiết về bác sĩ nội trú là gì và các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo. Hy vọng, bài viết này sẽ rất hữu ích với mọi người. Nếu muốn biết thêm các nội dung liên quan tới tư vấn việc làm, cẩm nang nghề nghiệp… hãy thường xuyên truy cập website Careerlink.vn nhé.

Thúy Vui