Các tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự
Bạn đang xem: Các tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
1. Thế nào là tội phạm về môi trường?
Tội về về môi trường được hiểu là các tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng, đến việc sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đối với dân cư.
Trong đó, đối tượng của tội phạm này là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự hoặc pháp nhân thương mại (trong một số tội cụ thể) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
2. Các tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự
Các tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự được quy định tại Chương XIX với tất cả 12 điều (từ Điều 235 đến Điều 246), cụ thể các điều như sau:
– Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235):
+ Đối với các nhân: Mức phạt cao nhất của tội này đến 05 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
– Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236): Mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
– Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237):
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
Xem thêm : [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không ?
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
Xem thêm : [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không ?
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
– Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240): Mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
– Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241): Mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 10 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
– Tội hủy hoại rừng (Điều 243)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.
Xem thêm : [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không ?
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
– Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 15 năm tù.
Xem thêm : [Giải đáp] Bầu 3 tháng đầu uống trà sữa được không ?
+ Đối với pháp nhân thương mại: Nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
– Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246)
+ Đối với cá nhân, mức phạt cao nhất của tội này đến 07 năm tù.
+ Đối với pháp nhân thương mại: Có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 246 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp