Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Trong thời gian bao lâu?

Ngành y bao gồm rất nhiều các lĩnh vực đa dạng, bao gồm: bác sĩ đa khoa, y tế cộng đồng, chuyên khoa, ngoại khoa, sản khoa, bác sĩ thú y, y tế dự phòng.

Bác sĩ phẫu thuật là các bác sĩ khoa ngoại. Các thao tác phẫu thuật có thể là cắt bỏ các ổ bệnh, chỉnh sửa, nối ghép các bộ phận bị thương tổn, tạo hình bộ phận cơ thể hoặc tham gia phẫu thuật cơ thể bệnh nhân.. Tất cả đó đều là những công việc chủ yếu của bác sĩ ngoại khoa. Tuy nhiên hầu hết các bác sĩ ngoại khoa cũng thường chuyên về một lĩnh vực nào đó, như bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật não, bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ, bác sĩ ngoại khoa chuyên về phẫu thuật tim,…

1. Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?

Phẫu thuật thuộc chuyên ngành giải phẫu. Nếu muốn học về giải phẫu và trở thành Bác sĩ phẫu thuật thì trước tiên bạn cần trúng tuyển vào ngành Y đa khoa (hay còn gọi là bác sĩ đa khoa). Khi kết thúc 6 năm học tại các trường có đào tạo ngành đa khoa thì các sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên lúc này vẫn chưa có đủ kỹ năng thực hành và điều kiện để hành nghề. Để có thể thực hiện công việc của bác sĩ đa khoa thì các cử nhân cần được đào tạo thêm về thực hành tối thiếu 18 tháng và được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tiếp đến các bạn cần thi nội trú (làm việc ở bệnh viện) hoặc thi cao học chuyên khoa và lựa chọn học theo phân ngành bác sĩ phẫu thuật. Thời gian để đào tạo trở thành bác sĩ chuyên khoa thì bạn cần mất thời gian khoảng 2 năm. Do đó bạn có thể tự do tìm hiểu và lựa chọn ngành học chuyên khoa theo sở thích và năng lực của bản thân. Bên cạnh những kiến thức về nghề nghiệp, các cử nhân y khoa cũng cần bổ sung thêm năng lực về tiếng Anh chuyên ngành Y để có thể tiếp cận các phương pháp, kiến thức mới về lĩnh vực của mình.

2. Bác sĩ phẫu thuật học những gì?

Trong suốt 6 năm học ngành Y đa khoa thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ cần học những kiến thức cơ bản của ngành y đa khoa như: khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, các phương pháp luận khoa học về phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, cùng với đó cần nắm vững pháp luật, chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó các bạn sinh viên y đa khoa cần rèn luyện các kỹ năng như chẩn đoán, điều trị các bệnh lý thường gặp và các cấp cứu thông thường; Chẩn đoán một vài bệnh chuyên khoa thường gặp, chỉ định và đánh giá xét nghiệm; nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường; tham gia thực hiện các xét nghiệm đơn giản tại cộng đồng; kết hợp y học cổ truyền vào phòng và chữa bệnh…

>>> Xem thêm: Nếu bạn là người khéo léo có đam mê với cái đẹp thì nên tìm hiểu và theo đuổi ngành Phẫu thuật thẩm mỹ

bac-si-phau-thuat
Bác sĩ phẫu thuật cần học những gì?

Cùng song hành với các kiến thức cơ bản và bắt buộc thì sinh viên sẽ được tham gia học chương trình:

  • Năm thứ nhất: giáo dục quốc phòng, vật lý – lý sinh, hóa đại cương – hóa vô cơ, giáo dục thể chất, giải phẫu 1, tin học cơ sở, toán cao cấp, dinh học đại cương, tiếng anh A1, di truyền học – sinh học phân tử, tiếng anh a2, xác suất thống kê, giải phẫu 2, các nguyên lý cơ bản của CNM-L1.
  • Năm thứ hai: Tâm lý y học – y đức, các nguyên lý cơ bản của CNM -L2, thực tập điều dưỡng, nội cơ sở, ngoại cơ sở, hóa hữu cơ, vi sinh, mô phổi, sinh lý học, Hóa sinh, ký sinh trùng, tiếng anh chuyên ngành, điều dưỡng cơ sở, giải phẫu bệnh.
  • Năm thứ ba: dược lý, phẫu thuật thực hành, chẩn đoán hình ảnh, nội bệnh lý 1, ngoại bệnh lý 1, sinh lý bệnh – miễn dịch, phương pháp nghiên cứu khoa học, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, chấn thương chỉnh hình, dinh dưỡng – vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ học va dịch tễ ứng dụng, thực tập cộng đồng.
  • Năm thứ tư: ung thư, huyết học, gây mê hồi sức, đường lối cách mạng của ĐCS VN, nội bệnh lý 2, nhi khoa 1,2, phụ sản 1, 2, giáo dục nâng cao sức khỏe, da liễu, dược lý lâm sàng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hóa học lâm sàng, y học quân sự.
  • Năm thứ 5: tư tưởng hồ chí minh, tổ chức và quản lý y tế, pháp y, răng hàm mặt, chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng, mắt, tai, mũi, họng, kinh tế y tế – bảo hiểm y tế, ngoại thần kinh, phẫu nhi.
  • Năm thứ 6: nội bệnh lý 3, lão khoa, nhi khoa 3, phụ sản 3, thực tập cộng đồng, thực tập tốt nghiệp, ngoại bệnh lý 3, hồi sức cấp cứu nội khoa.

>>> Tham khảo: Bạn đang muốn theo đuổi ngành Y Dược để trở thành Bác sĩ nha khoa thì nên tìm hiểu kỹ hơn về ngành Răng Hàm Mặt

4. Bác sĩ phẫu thuật tổng quát

Khái niệm phẫu thuật tổng quát

Phẫu thuật tổng quát (hay nhiều người gọi là phẫu thuật chung) – General Surgery là một chuyên ngành y khoa bao gồm việc thực hiện các loại quy trình phẫu thuật để điều trị một loạt các vấn đề về sức khỏe và bệnh tật.

Phẫu thuật tổng quát chính là công việc thực hiện các ca phẫu thuật vùng bụng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, gan, tụy, túi mật, ruột thừa, đường mật. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành các ca phẫu thuật tổng quát liên quan đến da, vú, mô mềm, chấn thương, phẫu thuật mạch máu ngoại vi, tuyến giáp, các loại bệnh thoát vị và thực hiện các thủ tục nội soi như nội soi dạ dày và nội soi đại tràng…

Bác sĩ phẫu thuật tổng quát

Các bác sĩ phẫu thuật tổng quát phải trải qua quá trình học tập và được đào tạo nghiêm ngặt trước khi họ được phép thực hành phẫu thuật. Họ cần dành nhiều thời gian cho việc học:

  • Đầu tiên cần phải dành ít nhất 2 năm để hoàn thành các khóa học tiên quyết trước khi họ tới trường y.
  • Sau đó, họ hoàn thành chương trình nội trú 5 năm tại bất kỳ bệnh viện nào được công nhận chuyên về phẫu thuật.
  • Để có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận của hội đồng phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật tổng quát sẽ có thể cần thực hiện ít nhất 1000 ca phẫu thuật. Thời gian sẽ tùy thuộc vào chương trình đào tạo.
  • Nếu các bác sĩ phẫu thuật muốn thực hiện chuyên sâu về một lĩnh vực phẫu thuật nào đó, họ có thể dành ít nhất 3 năm để học thêm về lĩnh vực đó. Họ cũng cần phải có giấy phép hành nghề ở nơi họ mong muốn được làm việc. Ngoài ra, họ được yêu cầu phải trải qua một số chương trình đào tạo liên tục.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về “Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì?” được Ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn viết. Hi vọng bài viết đã tiếp thêm động lực để các bạn thí sinh có thể theo đuổi đến tận cùng đam mê.

Chúc các em chọn lựa được hướng đi phù hợp với bản thân!