Xe tải van 950kg có được vào phố không?
Quy chuẩn mới của Bộ GTVT số 41/2019 về báo hiệu đường bộ đã thay đổi cách định nghĩa xe tải van so với quy chuẩn cũ số 41/2016 đang áp dụng trước đó. Thay đổi này có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Theo quy chuẩn mới, các loại xe tải Van, xe bán tải, xe tải 3 bánh có khối lượng hàng chuyên chở dưới 950kg sẽ được coi là xe con và được phép lưu thông 24/24 giờ trong nội thành. Điều này khác với quy định cũ (quy chuẩn 41/2016) khi chỉ các loại xe tải dưới 1.5 tấn mới được coi là xe con và được phép vào nội thành cả ngày và đêm.
Bạn đang xem: Xe tải van 950kg có được vào phố không?
Tuy nhiên, nếu khối lượng hàng chuyên chở vượt quá 950kg, các loại xe này sẽ được xem như là xe tải và phải tuân thủ quy định về giờ cấm và giờ giới hạn lưu thông trong nội thành.
Như vậy, những loại xe tải Van thông thường có trọng tải dưới 950kg sẽ được phép thoải mái lưu thông vào thành phố trong giờ cấm, kể cả là giờ cao điểm.
Đối với các loại ô tô tải van có trọng tải toàn bộ xe không vượt quá 1,50 tấn (không tính xe bán tải như ‘xe Pickup’ và xe tải VAN với khối lượng hàng chuyên chở dưới 950kg) chỉ được phép hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường.
Quy định lưu thông xe tải van chở hàng trong thành phố tài xế cần biết
Xem thêm : Tìm hiểu về trái hồng quân
Để tránh những tình huống bị phạt tiền do những quy định về vận tải hàng hóa trong nội ô thành phố bạn cần nắm được những thông tin sau:
Quy định về kích cỡ hàng hóa và mức phạt khi vi phạm
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/6/2015 của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Điều 18. Chiều cao xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
- Đối với xe tải thùng hở có mũi, chiều cao xếp hàng hóa cho phép là chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với xe tải thùng hở không mui, hàng hóa xếp trên xe vượt quá chiều cao của thùng xe (theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt) phải được chằng buộc, kê, chèn chắc chắn đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ. Chiều cao xếp hàng hóa cho phép không vượt quá các giới hạn dưới đây, tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên:
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,2 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 3,5 mét;
- Xe có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn (ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe): chiều cao xếp hàng hóa không quá 2,8 mét.
Nếu vi phạm, theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe tải chở hàng vượt quá chiều cao cho phép sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng. Hơn nữa, hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Quy định về lưu thông, trọng lượng chở hàng
- Theo Quy chuẩn báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019 của Bộ GTVT, xe bán tải với khối lượng chuyên chở dưới 950 kg được coi là xe con trong giao thông. Nhưng nếu khối lượng chuyên chở từ 950 kg trở lên, xe bán tải sẽ bị xem là xe tải và bị cấm lưu thông trên các tuyến đường nội đô có biển cấm xe tải.
- Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, khi tài xế lái xe sai làn có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. Nếu vi phạm này gây tai nạn giao thông, tài xế có thể bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng.
- Ngoài ra, khi lái xe vào đường có biển báo cấm phương tiện, tài xế có thể bị phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Quy định chiều dài xếp hàng hóa cho phép
Xem thêm : Sữa mẹ để ngoài được bao lâu và mẹo lưu trữ sữa mẹ đúng cách
Điều 19, Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều dài xếp hàng trên xe bán tải như sau:
- Chiều dài xếp hàng hóa được phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được vượt quá 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.
- Khi vận chuyển hàng hóa có chiều dài vượt quá chiều dài của thùng xe, tài xế phải đảm bảo báo hiệu theo quy định và phải chằng buộc hàng hóa chắc chắn để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Những loại xe bán tải bị cấm lưu thông trong thành phố theo khung giờ
Xe tải van 950kg có vào phố được không và được phép trong những khung giờ nào? Những trường hợp xe bán tải được xem như xe tải sẽ phải tuân thủ thời gian lưu thông trong các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Các loại xe tải có trọng lượng 1,25 tấn bị cấm di chuyển trong thành phố vào các giờ cao điểm từ 6:00 đến 9:00 và từ 15:00 đến 21:00, ngoài 2 khung giờ trên xe hoạt động bình thường.
- Các loại xe tải trên 1,25 tấn và dưới 2,5 tấn được di chuyển trong thành phố từ 21:00 đến 6:00. Ngoài thời gian trên là khung giờ cấm xe tải vào thành phố Hà Nội. Cần được cấp giấy phép lưu hành nếu muốn di chuyển vào thời gian cấm.
- Các loại xe tải từ 2,5 tấn đến 10 tấn bị cấm hoạt động từ 6:00 đến 21:00. Ngoài thời gian trên, xe được phép hoạt động.
- Các loại xe trên 10 tấn và xe tải siêu trọng cần có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền và chỉ được di chuyển trong thành phố từ 21:00 đến 6:00.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo Quyết định số 23/2018/QĐ-UBND ngày 19/07/2019 đã quy định khung giờ cấm tải như sau:
- Xe tải nhẹ (bao gồm ô tô chở hàng có khối lượng chuyên chở dưới 1.5 tấn, ô tô tải từ 1.5 tấn đến 2.5 tấn và xe thí điểm): Cấm tải từ 6h đến 9h và 16h đến 20h. Ngoài hai khung giờ trên, xe hoạt động bình thường.
- Xe tải nặng (bao gồm ô tô tải từ 2.5 tấn trở lên, máy kéo, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô hoặc rơ moóc): Cấm tải từ 6h đến 22h. Ngoài khung giờ này, xe tải nặng được lưu thông bình thường trên các tuyến đường hành lang.
Mức xử phạt khi xe tải chở hàng vượt quá tải trọng
Mức xử phạt vi phạm trọng tải cho người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các xe tương tự được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
- Xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng: Nếu xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 30%.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng: Nếu xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo từ 30% đến 50%.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng: Nếu xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo từ 50% đến 100%.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Nếu xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo từ 100% đến 150%.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Nếu xe kéo theo rơ moóc, sơ mi rơ moóc vượt quá khối lượng cho phép kéo theo từ 150% trở lên.
Như vậy qua bài viết này thông tin cho bạn hiểu rõ về xe tải van 950kg có được vào phố không? Tóm lại theo quy định mới của sở giao thông vận tải thì các loại xe tải van dưới 950kg được phép lưu thông trong thành phố 24h không bị cấm tải. Hãy theo dõi Ô tô Hòa Phát để cập nhật nhanh những tin tức mới nhất nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp