Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Có một số yếu tố gây giảm bạch cầu bằng cách ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương. Trong khi một số yếu tố khác lại gây giảm bạch cầu bằng cách tiêu diệt, phá hủy các tế bào máu trắng. Ngoài ra, giảm bạch cầu còn có thể là do một số phương pháp điều trị hoặc sử dụng thuốc men.

Các nguyên nhân gây giảm bạch cầu là:

  • Do nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể làm giảm bạch cầu tạm thời. Trong thời gian ngắn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất tế bào bạch cầu trong tủy xương.
  • Do các yếu tố về tế bào máu và xương như thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng myelodysplastic,… có thể làm giảm bạch cầu.
  • Do ung thư và các bệnh bạch cầu có thể làm tổn thương tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.
  • Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao.
  • Do rối loạn tự miễn dịch: khi cơ thể không nhận ra được các tế bào riêng của mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tình trạng tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.
  • Do rối loạn sinh sinh sản (hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh) như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.
  • Do suy dinh dưỡng: thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm bạch cầu như thiếu vitamin B12, folate, đồng, kẽm…
  • Do điều trị ung thư làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu như hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.
  • Do sử dụng một số loại thuốc như: điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, cai nghiện,…
  • Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể đang chống lại quá trình nhiễm trùng thì có thể làm bạch cầu. Tình trạng này được gọi là pseudo leukopenia.