Hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý thế nào?

Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành? Bài viết dưới đây Luật Hùng Thắng sẽ tư vấn, giải đáp căn cứ pháp lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Nội dung tư vấn như sau:

Gây mất trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho công dân tại nơi công cộng, xâm phạm tới tình trạng ổn định của sinh hoạt chung của xã hội. Gây rối trật tự công cộng được biểu hiện qua những hành vi như lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác; hò hét, tạo tiếng động ầm ĩ; tụ tập đánh nhau; phá phách các công trình, thiết bị công cộng,… Các hành vi gây rối trật tự công cộng được thực hiện tại các địa điểm như công viên, rạp chiếu phim, đường phố, sân vận động,…

Theo đó, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Và tùy vào tính chất, mức độ vi phạm người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

1. Xử phạt hành chính

Người có hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi Vi phạm quy định về trật tự công cộng, với mức xử phạt cao nhất lên đến 5.000.000 đồng, ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:

2. Xử lý hình sự

Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng, mới hình phạt tù cao nhất lên đến 07 năm. Cụ thể:

Trên đây là tư vấn về mức xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công công. Nếu còn những vướng mắc chưa rõ hoặc tư vấn pháp lý khác, vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

>>Xem thêm: Xử lý hành vi gây rối tại chốt kiểm soát dịch Covid-19