Tôn giáo là gì? Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo

Tôn giáo là gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau thế nào?

Tín ngưỡng cũng có xuất phát điểm là niềm tin của con người. Nó được thể hiện thông qua những nghi thức, nghi lễ lưu truyền từ xa xưa; dựa theo tập quán, phong tục của từng vùng nhằm đem đến sự an yên trong tâm thức.

Về bản chất, tôn giáo và tín ngưỡng chính là đức tin, niềm tin của mỗi cá nhân với đối tượng hoặc sự vật, sự việc mang tính chất linh thiêng. Tuy nhiên, chúng vẫn có một số khác biệt sau:

  • Tôn giáo có hệ thống tổ chức rõ ràng: giáo chủ sáng lập; có đoàn thể như giáo hội; sách, kinh được truyền bá và giảng dạy; những thiền viện, trường dòng dành cho người theo học, tu tập. Tín ngưỡng lại mang đậm tính dân gian với các văn tế, bài khấn, truyền thuyết được lưu truyền lại.

  • Tại thời điểm nhất định, khi đã theo tôn giáo nào thì chỉ được thờ phụng và tham gia hoạt động tâm linh của tôn giáo đó. Tín ngưỡng bớt khắt khe hơn. Mọi người có thể vừa đi lễ đền thờ Mẫu, vừa tham gia các khóa tu do nhà chùa tổ chức.

  • Phần lớn tôn giáo trên thế giới đều có người theo đạo, tu tập và hoạt động suốt đời như nhà sư, nữ tu sĩ còn tín ngưỡng thì không. Khi có việc, những người chung tín ngưỡng sẽ tụ tập lại để lo liệu theo chỉ đạo của người đứng đầu rồi trở về với cuộc sống và công việc ngày thường.

Các đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam

Sau khi nắm được tôn giáo là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về các đặc điểm của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Đa tôn giáo

Việt Nam là một quốc gia có quyền tự do tôn giáo. Theo sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” ra mắt năm 2023, nước ta có trên 26,5 triệu tín đồ (tương đương 27% dân số cả nước); 16 tôn giáo cùng 36 tổ chức tôn giáo cũng được nhà nước công nhận.