Bấm lỗ tai chỉ là một thủ thuật tạo lỗ tai đơn giản nhưng cũng ít nhiều gây ra vết thương hở ở tai. Chính vì vậy, cần có một khoảng thời gian nhất định chăm sóc để vết thương sau bấm lỗ tai lành lại. Vậy bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Nên chăm sóc như thế nào để vết thương nhanh lành nhất? Cùng góc sức khoẻ tìm hiểu ngay!
Bấm lỗ tai bao lâu lành?
Trung bình, thời gian lành vết thương sau bấm lỗ tai thường kéo dài trong khoảng từ 3 – 6 tuần. Có những trường hợp cơ địa lâu lành hoặc vết bấm mạnh có thể cần nhiều thời gian hơn để lành lại.
Bạn đang xem: Bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Cần chăm sóc thế nào?
Trên thực tế, thời gian lành thương sau khi bấm lỗ tai phụ thuộc vào một số yếu tố như: Vị trí bấm, cơ địa người thực hiện và cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai. Thường những người có cơ địa nhạy cảm, bấm lỗ tai ở vị trí vành tai hoặc sụn tai sẽ lâu lành hơn so với người có cơ địa bình thường và bấm ở dái tai.
Xem thêm : 10 loại thực phẩm mẹ nên hạn chế ăn uống khi cho con bú
Trong quá trình hồi phục, bạn có thể gặp phải trường hợp bấm lỗ tai bị sưng cục thịt, tìm hiểu thêm để biết đó là gì và có nguy hiểm không nhé!
Bấm lỗ tai ở sụn bao lâu thì lành?
Sụn tai là phần mô cứng có nhiều mạch máu và thần kinh nên vết thương sau khi bấm ở sụn tai sẽ mất nhiều thời gian để lành hơn. Trung bình thời gian vết bấm lỗ tai ở sụn sẽ lành lại sau khoảng 6 – 8 tuần, hoặc có thể kéo dài từ 3 – 9 tháng đối với một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm hoặc bấm ở vành sụn dày.
Để giúp vết thương sau khi bấm sụn tai nhanh lành và hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần chú ý chăm sóc vết thương đúng cách. Đồng thời tuân thủ theo các chỉ dẫn của chuyên gia để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian lành thương.
Làm sao để bấm lỗ tai mau lành?
Như đã chia sẻ, mặc dù bấm lỗ tai chỉ là một thủ thuật đơn giản, có thời gian lành thương nhanh chóng nhưng chế độ chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ đến quá trình lành thương. Vậy sau khi bấm lỗ tai nên làm gì và không nên làm gì?
Nên làm gì để bấm lỗ tai nhanh lành?
Xem thêm : 5 loại sữa giúp TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG cho bé được yêu thích
Cụ thể sau khi thực hiện bấm lỗ tai, bạn nên thực hiện những lưu ý quan trọng dưới đây để giúp vết thương nhanh lành hơn:
- Trong những ngày đầu, bạn hãy dùng nước muối sinh lý rửa sạch vết thương 2 lần mỗi ngày và làm sạch lại với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tránh nhiễm trùng vết thương. Cho đến khi vết thương lành lại, không còn đau nhức thì bạn có thể ngưng sử dụng nước muối.
- Nên sử dụng bông tăm thấm nước muối sinh lý và chấm nhẹ nhàng lên mặt trước và sau của lỗ bấm. Bạn cũng có thể xoay tai theo hướng kim đồng hồ để chất dịch trong lỗ bấm bong ra.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh sau khi bấm lỗ tai nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết bấm lỗ tai nhanh lành hơn. Bạn cần đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nên đeo khuyên tai nhỏ, nhẹ được làm từ thép y tế hoặc vàng 14k để hạn chế gây dị ứng và không chứa chất hóa học độc hại gây nhiễm trùng vết thương, đồng thời giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh lỗ bấm tai hoặc chạm vào tai để ngăn ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn gây viêm nhiễm trên vết thương.
- Nên mặc những loại trang phục đơn giản để tránh vướng vào khuyên tai trong quá trình đang hồi phục.
- Ngủ tư thế phù hợp, tránh gây chèn ép lên lỗ bấm tai. Đồng thời, vệ sinh ga gối thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm trên vết thương.
- Nên ăn những loại rau củ quả có màu xanh, trái cây tươi giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng vết thương sau xỏ khuyên tai bị nhiễm trùng.
- Nên ăn cá thu, cá hồi, thịt heo và các loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng để tăng cường điều hòa quá trình sản sinh các tế bào biểu bì da mới, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.
- Thường xuyên bôi các sản phẩm làm dịu da xung quanh vùng da sau xỏ khuyên tai để bảo vệ da. Tuy nhiên, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường trên tai như: Chảy máu nhiều ngày, đau nhức liên tục, tình trạng sưng viêm kéo dài… để có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.
Sau bấm lỗ tai không nên làm gì?
Bên cạnh những việc nên làm, sau khi bấm lỗ tai đẹp bạn cũng cần tránh những việc làm dưới đây để đảm bảo an toàn cho vết thương, giúp lỗ bấm tai nhanh chóng hồi phục:
- Tuyệt đối không chạm tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng ở khu vực vết bấm. Nếu cần chạm tay bạn phải rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch.
- Không để vết bấm lỗ tai bị va chạm với các tác nhân bên ngoài bởi có thể khiến vết thương đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến tai xấu đi.
- Không nên tháo khuyên tai sau bấm quá sớm bởi hành động này có thể khiến vết bấm lỗ tai bị đóng lại nhanh chóng và cần thực hiện bấm lỗ tai lại.
- Tránh để tóc lòa xòa rũ xuống tai vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết bấm lỗ tai do tóc chứa nhiều vi khuẩn.
- Không sử dụng sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn hoặc các chất tẩy rửa mạnh bởi những chất này có thể gây kích ứng trên vết thương, khiến vết thương sau bấm lỗ tai lâu lành hơn bình thường.
- Không đi bơi cho đến khi vết thương ở tai lành hẳn bởi nước ở hồ bơi có chứa chất tẩy có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng trên vết thương.
- Không ăn các loại thực phẩm có khả năng tăng kích ứng trên vết bấm lỗ tai như: Đồ nếp, rau muống, thịt gà, hải sản, thịt bò… Đây là những loại thực phẩm cần kiêng sau bấm lỗ tai bởi có thể làm vết thương bị kích ứng, mưng mủ và ngứa ngáy khi lên da non.
Có thể bạn sẽ thắc mắc: Sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu
Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn bấm lỗ tai bao lâu thì lành cũng như cách chăm sóc sau bấm lỗ tai phù hợp để rút ngắn thời gian lành thương và đạt được hiệu quả thẩm mỹ sau bấm tai. Seoul Spa hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích trong cách chăm sóc vết thương sau bấm lỗ tai.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp