Chào anh, Ban biên tập xin được giải đáp như sau:
Bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên Đán có phải xin phép không?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa như sau:
Bạn đang xem: Bắn pháo hoa vào dịp Tết Nguyên Đán có phải xin phép không?
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được phép bắn pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán mà không cần phải thông qua sự cho phép của cơ quan tổ chức, cá nhân nào.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng người dân chỉ được bắn pháo hoa mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Tổ chức, doanh nghiệp đươc phép sản xuất và kinh doanh pháo hoa được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP.
Cụ thể là chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.
Xem thêm : Mơ thấy người quen chết là điềm gì?
Ngoài ra, nhiều người hay có sự nhầm lẫn giữa pháo hoa (loại pháo người dân được phép bắn vào dịp Tết) và pháo nổ. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định rõ về 2 loại pháo này, cụ thể:
– Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
+ Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
+ Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m;
+ Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
– Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) thì pháo nổ chỉ được bắn bởi các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Do đó, người dân không được bắn các loại pháo nổ vào dịp Tết, mà chỉ nên bắn pháo hoa để tuân thủ theo đúng với quy định pháp luật.
Bắn pháo nổ vào dịp Tết, người dân bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với hành vi bắn pháo nổ vào dịp Tết, theo điểm i khoản 3 Điều 11 và khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
…
Xem thêm : 8 phẩm chất chính và 8 năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
…
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt đối với hành vi bắn pháo nổ vào dịp Tết là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người dân bắn pháo nổ vào dịp Tết thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm cũng sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi bắn pháo nổ vào dịp Tết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp