Thờ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc rằng, “Bàn thờ ông Táo gồm những gì?”, “Cách lập bàn thờ ông Táo ra sao”. Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
- Luộc đậu phộng bao nhiêu phút, bao lâu thì chín ngon nhất
- Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu? Cách hâm nóng sữa mẹ đúng cách
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Thực tiễn và kiến nghị
- Các loại trà đóng chai ít calo, phù hợp cho người đang giảm cân
- Giá heo hơi hôm nay 20/1: Tiếp đà tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg
Tục lệ đặt bàn thờ Táo quân
Tục lệ lập bàn thờ Táo quân trở thành phong tục đẹp của người dân Việt Nam. Nó xuất phát từ câu chuyện của người vợ cùng hai người chồng của mình. Sauk hi họ mất, cảm động trước tình cảm họ dành cho nhau, Ngọc Hoàng đã cho họ làm thần linh cai quản khu vực nhà cửa, bếp núc.
Từ sau sự tích ấy, các gia đình thường đặt bàn thờ Táo quân tại khu vực bếp, phía tủ bếp có thàn thờ ông Táo. Đây cũng được xem là phong tục, truyền thống lâu đời của người dân Việt.
Đặc biệt, ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm được lấy làm ngày Tết ông Công, ông Táo. Vào ngày này, các gia đình sẽ cúng ông Công, ông Táo về trời. Cá chép được xem là lễ vật cúng không thể thiếu, và nó là con vật được ông Táo cưỡi về chầu trời.
Xem thêm: Nên chọn bình hút tài lộc cho người mệnh thủy như thế nào?
Cách lập bàn thờ ông táo
Dưới đây là cách lập bàn thờ ông Táo mà bạn cần lưu ý:
Đặt bàn thờ ông táo như thế nào?
Gian bếp là nơi đặt bàn thờ ông Táo. Để lựa chọn vị trí đặt tốt nhất, bạn cần dựa vào phong thủy để đảm bảo sự tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Hướng bàn thờ cần xoay về hướng bếp. Bạn có thể đặt đầu bàn thờ hướng ra phía bếp hoặc song song với hướng bếp. Tuyệt đối không đặt bàn thờ Táo quân đối diện nhà vệ sinh hoặc gần bồn rửa. Đây là đại kỵ bởi Thủy khắc Hỏa, ngoài ra bàn thờ tâm linh tránh đặt ở nơi ô uế như gần khu vực vệ sinh.
Vị trí đặt bàn thờ ông táo
Vị trí đặt bàn thờ ông Táo cũng vô cùng quan trọng, bạn nên bố trí bàn thờ ở nơi cao ráo, có thể ở tủ bếp hoặc sử dụng 1 ngăn trong tủ bếp để bố trí bàn thờ. Nếu gia đình bạn không đặt bàn thờ tại bếp thì việc cúng bái, thắp hương cần thực hiện tại bàn thờ gia tiên.
Bố trí bàn thờ theo hướng Nam để mang lại vượng khí, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Nếu không gian bếp khá chật hẹp hoặc phòng bếp sử dụng hút mùi thì bạn nên đặt bàn thờ ở bên trên.
Không nên đặt bàn thờ quá cao vì nó gây sự bất tiện trong quá trình khấn vái, thắp hương. Ngoài ra, không bố trí bàn thờ sát trần vì hương khói sẽ gây cháy hoặc khiến trần bị ám màu.
Xem ngày đặt bàn thờ ông táo
Để đảm bảo sự thành kính và mang lại may mắn, khi đặt bàn thờ ông Táo bạn có thể chọn các giờ hoàng đạo và ngày hoàng đạo tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngày sau:
- Ngày 23 tháng chạp là ngày tiễn ông công, ông táo về trời do đó phải làm lễ cúng vào ngày này.
- Trong ngày cúng cần cúng vào giờ Mùi đến giờ Tuất (13 giờ đến 12 giờ), không nên để sang giờ Hợi.
- Chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn đầy đủ.
Xem thêm: Nên bỏ gì vào bình hút tài lộc để hợp phong thủy
Hướng đặt bàn thờ Ông Táo theo tuổi
Dưới đây là cách đặt bàn thờ ông Táo theo tuổi mà bạn có thể tham khảo chi tiết:
Cách xác định hướng theo tuổi
Xem thêm : Có nên uống bột sắn dây pha với mật ong?
Mỗi người đều có tuổi, mệnh cũng như phong thủy khác nhau, do đó cách đặt hướng bàn thờ ông Táo cũng có sự khác biệt.
Thông thường, mọi người sẽ dựa vào 2 quả chính để lựa chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo:
Có 2 loại quẻ mệnh được lựa chọn:
- Đông tứ mệnh: người hành Thủy, Mộc, Hỏa
- Tây tứ mệnh: người hành mệnh Thổ, Kim
Những người thuộc Đông tứ trạch phù hợp đặt bàn thờ ông táo theo hướng Đông Nam, Đông và Bắc, Nam.
Người thuộc Tây tứ trạch đặt bàn thờ ông táo theo hướng Tây Bắc, Tây, Tây Nam và Đông Bắc.
Cách xem hướng tốt & hướng xấu
Dưới đây là một số hướng tốt và hướng xấu khi đặt bàn thờ ông Táo mà bạn cần lưu ý:
Cung mệnh Sinh khí Thiên y Diên niên Phục vị Tuyệt mệnh Ngũ quỷ Lục sát Họa hại Càn Tây Đông Bắc Tây Nam Tây Bắc Nam Đông Bắc Đông Nam Đoài Tây Bắc Tây Nam Đông Bắc Tây Đông Nam Đông Nam Bắc Cấn Tây Nam Tây Bắc Tây Đông Bắc Đông Nam Bắc Đông Nam Khôn Đông Bắc Tây Tây Bắc Tây Nam Bắc Đông Nam Nam Đông Ly Đông Đông Nam Bắc Nam Tây Bắc Tây Tây Nam hướng Cấn Khảm Đông Nam Đông Nam Bắc Tây Nam Đông Bắc Tây Bắc Tây Tốn Bắc Nam Đông Đông Nam Đông Bắc Tây Nam Tây Tây Bắc Chấn Nam Bắc Đông Nam Đông Tây Tây Bắc Đông Bắc Tây Nam
4 hướng tốt nên đặt bàn thờ ông Táo:
- Sinh khí
- Thiên y
- Diên niên
- Phục vị
4 hướng xấu cần tránh:
- Tuyệt mệnh
- Ngũ quỷ
- Lục sát
- Họa hại
Xem thêm: bình hút tài lộc có cắm hoa được không
Kích thước bàn thờ Ông Táo theo nguyên tắc
Phụ thuộc vào kích thước không gian nội thất gia đình mà bạn có thể lựa chọn kích thích bàn thờ ông Táo sao cho phù hợp nhất, đảm bảo hợp phong thủy.
Kệ thờ Ông Táo
Kích thước chuẩn của Kệ thờ Ông Táo như sau:
- Chiều dài: 0,87m; 1,07m
- Chiều rộng: 0,61m; 0,69m
- Chiều cao: 0,61m; 0,69m
Bàn thờ Ông Táo treo tường
- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 480 mm (Hỷ Sự)
- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ Sự) x Rộng 680 mm (Hưng Vượng)
- Kích thước bàn thờ treo tường Sâu 480 mm (Hỷ sự) x Rộng 880 mm (Tiến Bảo)
Một số lưu ý cần phải biết về cách đặt bàn thờ ông Táo
Khi đặt bàn thờ ông Táo, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để không phạm vào điều kiêng kỵ:
- Không đặt bàn thờ ông Táo đối diện với nhà vệ sinh
- Không đặt bàn thờ trên hoặc gần chậu rửa bát
- Không bố trí bàn thờ ông Táo ở mặt trên nóc tủ bếp
- Không đặt bàn thờ ông Táo ở hướng Bắc
- Đặt bàn thờ ông Táo cùng với hướng bếp, không nên đặt quá cách xa bếp
- Táo quân mệnh Hỏa do đó nên bố trí bàn thờ ông Táo ở phía Nam để có được Hỏa mang đến tài lộc, thịnh vượng.
Bàn thờ ông táo gồm những gì?
Bàn thờ ông Táo gồm những gì là thắc mắc chung của nhiều người hiện nay. Tùy vào từng gia đình mà việc bày biện và sắm sửa trên bàn thờ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường bàn thờ táo quân không thể thiếu các vật phẩm sau:
- Kệ được xây hoặc đóng bằng gỗ
- Bài vị ông Táo
- Bình hoa
- Bát nhang
- Ly nước
- Đĩa đựng trái cây
Lễ cúng ông táo gồm những gì?
Lễ vật để cúng ông Táo sẽ bao gồm:
- Thịt gà trống luộc ngậm hoa hồng hoặc thịt vai luộc
- 1 đĩa muối
- Một đĩa giò
- Một bát canh măng hoặc canh mọc
- 1 đĩa xào thập cẩm
- Một đĩa chè kho
- Bánh chưng hoặc một đĩa xôi gấc
- Một ấm trà sen
- Một đĩa hoa quả
- Một quả bưởi
- Ba chén rượu
- Lá trầu tươi, quả cau
- Một lọ hoa tươi
Xem thêm : Khí hậu Nhật Bản như thế nào? Có gì khác biệt so với khí hậu Việt Nam?
Vào ngày Tết ông Công, ông Táo, bạn cần chuẩn bị thêm: mũ ông Táo gồm một mũ Bà Táo và 2 mũ Ông Táo.
Trong mâm cỗ để tiễn ông Táo về trời cần phải có:
- Lá trầu, quả cau tươi
- Hương vàng
- Hoa tươi
- Rượu trắng
- Ngũ quả
- Tiền vàng
- Đèn nến
- 3 con cá chép sống
- Lọ hoa tươi
Bài văn khấn cúng ông Táo
Sauk hi chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng, gia chủ thắp nhang và đọc bài văn khấn cũng ông Táo như sau:
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần
Con Kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này
Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………
Hôm nay là ngày…………tháng………………năm…………….tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:
Các vị thần linh Thông minh chính trực; Giữ ngôi tam thai; Nắm quyền tạo hóa; Thể đức hiếu sinh; Phù hộ dân lành; Bảo vệ sinh linh; Nêu cao chính đạo
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Hi vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu rõ được bàn thờ ông Táo gồm những gì từ đó chuẩn vị đầy đủ các lễ vật để thờ cúng và cầu mong may mắn, tài lộc cho gia đình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp