1. Lỗi quá tốc độ bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. Nếu cố tình vi phạm quy định về tốc độ tối đa cho phép thì tùy vào loại phương tiện mà tài xế sẽ bị phạt với các mức khác nhau.
1.1. Mức phạt đối với ô tô
Bạn đang xem: Lỗi quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền? Có bị giam xe không?
Tốc độ vượt quá
Mức phạt
Căn cứ
Từ 05 – dưới 10 km/h
800.000 – 01 triệu đồng
Điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xem thêm : Ngành tiếp viên hàng không thi khối nào?
Từ 10 – 20 km/h
04 – 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng
Điểm i khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Từ trên 20 – 35 km/h
06 – 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm a khoản 6 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Từ trên 35 km/h
10 – 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm c khoản 7 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
1.2. Mức phạt đối với xe máy
Tốc độ vượt quá
Mức phạt
Căn cứ
Từ 05 – dưới 10 km/h
300.000 – 400.000 đồng
Điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Xem thêm : Ngành tiếp viên hàng không thi khối nào?
Từ 10 – 20 km/h
800.000 – 01 triệu đồng
Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Từ trên 20 km/h
04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm a khoản 7 và điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
1.3. Mức phạt đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo
Tốc độ vượt quá
Mức phạt
Căn cứ
Từ 05 – dưới 10 km/h
400.000 – 600.000 đồng
Điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Xem thêm : Ngành tiếp viên hàng không thi khối nào?
Từ 10 – 20 km/h
800.000 – 01 triệu đồng
Điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Từ trên 20 km/h
03 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng
Điểm b khoản 6 và điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Từ các bảng trên, có thể thấy rõ, việc cho xe chạy quá tốc độ cho phép từ 05 km/h trở lên có thể khiến tài xế vừa bị phạt tiền, vừa bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
2. Lỗi quá tốc độ có bị Cảnh sát giao thông giam xe không?
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm giữ xe của người vi phạm giao thông như sau:
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
Theo quy định này, trường hợp tài xế vi phạm lỗi quá tốc độ, đồng thời xuất trình được đầy đủ giấy tờ xe thì sẽ không bị tạm giữ xe.
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 80 nói trên, nếu cá nhân vi phạm không xuất trình được giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến phương tiện thì Cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền tạm giữ xe của người đó.
Thời hạn tạm giữ xe theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính là 07 ngày. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tạm giữ có thể kéo dài lên đến 30 ngày.
Khi tiến hành tạm giữ phương tiện, chiến sĩ Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản với 02 bản, trong đó 01 bản được giao cho người vi phạm giữ.
Khi phương tiện bị tạm giữ, chủ xe phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên xe bị tạm giữ.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến lỗi quá tốc độ. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp