Gãy tay kiêng ăn gì? Lời khuyên cho mẹ đang chăm sóc trẻ bị gãy xương tay

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ thế nào khi trẻ bị gãy xương cánh tay?

Gãy tay kiêng ăn gì

Thức ăn là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tốc độ lành nhanh hay chậm của vùng xương bị gãy. Thực tế, dinh dưỡng tốt sẽ tạo nền tảng vững chắc cho một cơ thể khỏe mạnh và hệ xương chắc khỏe. Do đó, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khung xương bằng cách duy trì các mô khỏe mạnh để tạo ra đệm lực tốt hơn, từ đó giúp làm giảm các tổn thương khi trẻ bị ngã.

Mỗi giai đoạn của quá trình chữa lành gãy xương cánh tay kéo theo nhu cầu dinh dưỡng tăng lên. Đối với trẻ vừa mới bị gãy tay, toàn bộ quá trình hồi phục đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Năng lượng thường được cung cấp thông qua việc trẻ hấp thụ calo từ thức ăn. Bên cạnh đó, việc chữa gãy tay nhanh hay chậm cũng đòi hỏi sự tổng hợp protein mới và điều này phụ thuộc vào nguồn thức ăn của trẻ hàng ngày. Vì thế việc cho bé bị gãy xương tay ăn gì, kiêng thực phẩm gì là vô cùng quan trọng.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa

Trẻ bị gãy tay nên ăn gì?

Trước khi biết trẻ bị gãy xương tay nên kiêng ăn gì, mẹ cũng nên bỏ tuổi một số thực phẩm bé nên ăn để tay bị gãy mau lành.

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một trong những khoáng chất chính để tạo ra xương và rất cần thiết trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Do đó, canxi cũng đóng vai trò trung tâm trong việc giúp trẻ phục hồi sau gãy tay hoặc các chấn thương xương khác. Mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu canxi như:

  • Các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát và sữa chua
  • Các loại hạt
  • Rau lá xanh
  • Đậu và các sản phẩm từ đậu nành
  • Các loại rau họ cải, bao gồm bông cải xanh, cải xoăn, cải thìa và củ cải xanh
  • Hạt vừng trắng
  • Hải sản
  • Rong biển