Băng phiến (long não) là gì?
Băng phiến (Naphthalene) còn có tên gọi khác là long não, nhựa long não, nhựa trắng… Đây là chất rắn kết tinh đường kính khoảng 2 – 3cm có màu trắng, tuy nhiên cũng được sản xuất thành nhiều màu sắc nhau. Cấu tạo của naphtalen gồm 2 vòng benzen gắn vào nhau với công thức tổng quát C10H8.
Công dụng chủ yếu của băng phiến là khử mùi hôi, xua đuổi các loài gặm nhấm và côn trùng gây hại như chuột, gián, ruồi, muỗi… Băng phiến gần giống với sáp nhưng có mùi thơm hăng đặc trưng rất mạnh. Nó là một loại terpenoid có trong gỗ của cây long não (Dryobalanops aromatic Guaetn), cây đại bi/ từ bi (Blumea balsamifera) tuy nhiên cũng có thể được tổng hợp từ nhựa thông. Băng phiến có thành phần hóa học chính là Borneol.
Bạn đang xem: Băng phiến (long não) là gì? Tác dụng và cách dùng Băng phiến
Từ năm 1907, long não đã được bày bán trên thị trường dưới dạng chất tổng hợp toàn phần. Nó được sản xuất công nghiệp quy mô lớn tổng hợp từ các chất Diclobenzen hay Naphthalene. Băng phiến làm từ Diclobenzen có độc tính thấp hơn so với Naphthalene, tuy nhiên không thông dụng bằng bởi tốn nhiều chi phí sản xuất.
Băng phiến (Naphthalene) là chất rắn kết tinh được sản xuất tự nhiên hoặc nhân tạo
Tác dụng của băng phiến
Tác dụng đuổi chuột, côn trùng
Trong đời sống hàng ngày, băng phiến được sử dụng chủ yếu để đuổi chuột và côn trùng. Băng phiến có tính thăng hoa, khi ở trạng thái này nó tỏa ra mùi thơm hăng cực mạnh. Đặc biệt với vị ngọt sẵn có nên băng phiến rất dễ thu hút các loại chuột gián, côn trùng.
Xem thêm : Mẹ sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp?
Tuy nhiên một khi hít phải mùi băng phiến, gián chuột sẽ bị mất phương hướng, tê liệt thần kinh thậm chí tử vong nếu ăn nhầm. Chính vì vậy sau đó chúng sẽ cảm thấy rất sợ mùi long não. Nhờ đó mà người ta thường cho long não vào góc nhà, tủ quần áo… với tác dụng xua đuổi các loài vật gây hại.
Tác dụng của long não trong y học
Theo y học hiện đại:
- Tác dụng kháng khuẩn: Ngăn ngừa sự phát triển của một số loại nấm gây bệnh ngoài da, tụ cầu khuẩn, song cầu phế viêm, liên cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng
- Tác dụng dục sản: Đối với chuột nhắt có thai giữa và cuối kỳ.
- Tác động lên hệ thần kinh ngoại vi: Kích thích nhẹ dây thần kinh cảm giác ngoại vi, giảm đau thần kinh.
- Băng phiến tích tụ ở màng ruột và ở não trong một khoảng thời gian tương đối. Ngoài ra nó còn được hấp thụ qua da và niêm mạc.
Theo Đông Y:
- Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ thống, tỉnh thần, tịch uế, khai khiếu, làm tan màng mộng ở mắt.
- Chủ trị: Đau rát họng, đau lạnh ngực và bụng, loét miệng, hôn mê kéo đờm, sốt cao bất tỉnh, đau mắt, trúng phong cấm khuẩn, động kinh.
Băng phiến làm từ cây đại bi có công dụng chữa cảm sốt, ho, đau họng
Bài thuốc trị bệnh từ băng phiến
- Điều trị mắt có màng, đau và sưng đỏ: Tán băng phiến thành bột mịn và điểm vào mắt sẽ giúp làm tan màng mộng
- Trị viêm niêm mạc miệng, đau nhức lợi, sưng đau răng: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm bằng nguyên minh phấn, băng phiến, chu sa và bằng sa. Sau đó tán bột, trộn đều rồi dùng thuốc thổi vào miệng đến khi nôn ra.
- Trị bệnh nặng gây hôn mê: Hỏa tiêu 24g, chu sa 9g, hùng hoàng 30g, băng phiến 6g, tạo phần 60g. Tán bột mịn các nguyên liệu trên và cho vào lọ thủy tinh đậy kín. Lấy 1 ly điểm vào khóe mắt rồi uống 3 phân thuốc pha với nước sôi để nguội.
- Trị tay trúng phong hôn mê: Chuẩn bị 30g tê giác, hoàng liên, sơn chi, ngưu hoàng, chu sa, uất kim, hùng hoàng, hoàng cầm, băng phiến mỗi vị 4,5g và 1,5g xạ hương. Tán bột mịn các nguyên liệu trên và tạo thành viên nhỏ, uống theo từng toa.
- Trị viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, thấp chẩn (chàm) vành tai: Chuẩn bị 10 phần khô phần và 1 phần băng phiến. Tán thành bột mịn rồi thoa bên ngoài.
- Trị mụn đỏ ở mũi: Băng phiến tán bột mịn và trộn đều với sữa. Ngày thoa lên mũi nhiều lần.
- Trị đau nhức đầu não: 3g phiến não tán bột, cuộn trong tờ giấy và đốt xông vào mũi. Sau khi nôn ra đờm nhớt thì triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
- Trị cổ họng sưng đau do nhiệt: Chuẩn bị 2,1g bạch phàn (nung qua), 0,6g băng phiến, 3g đăng tâm (đốt tồn tính), 1,5g hoàng nghiệt (đốt tồn tính). Tán bột mịn các nguyên liệu trên, thổi vào cổ họng đau nhức mỗi lần 0,3 – 0,6g.
- Trị đau nhức răng: Chuẩn bị lượng băng phiến và chu sa bằng nhau sau đó tán bột mịn. Dùng bột thuốc chấm vào chân răng đau nhức là khỏi.
- Trị nội nhọt: Lấy 1 – 2 phân phiến não trộn đều với nước và thoa lên.
- Bài thuốc khai khiếu, hồi tỉnh cho người bị lên cơn động kinh, trúng phong do hôn mê, co giật: Chuẩn bị 30g đồi mồi, 30g hổ phách, 30g hùng hoàng, 45g an tức hương, 30g sừng tê giác, 15g ngưu hoàng, 30g chu sa, 7,5g băng phiến, 7,5g xạ hương, 50 lá vàng lá. Nghiền bột mịn các nguyên liệu nói trên và lấy 0,8g bột thuốc pha với nước đun sôi còn ấm. Ngày uống 1 – 2 lần.
Băng phiến được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền
Độc tính của băng phiến
Kể cả băng phiến tự nhiên lẫn băng phiến tổng hợp đều có độc tính cao. Vì vậy chỉ nên sử dụng băng phiến khi có chỉ dẫn từ thầy thuốc. Đặc biệt, băng phiến nhân tạo được sản xuất chủ yếu từ các chất hóa học nên tuyệt đối không được ăn.
Xem thêm : Có nên cho trẻ em uống nước dừa?
Nếu hít băng phiến trong điều kiện môi trường thiếu khí hoặc nuốt nhầm băng phiến có thể dẫn đến ngộ độc cấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ngoài ra, quần áo có nhiều hơi băng phiến cũng có thể gây ngộ độc ở trẻ do nó được hấp thụ qua da và ngấm vào cơ thể từ từ. Hít hơi long não lâu dài còn gây ngộ độc mạn. Ngoài ra, băng phiến cũng được cơ quan nghiên cứu về ung thư quốc tế liệt kê trong nhóm IIB với khả năng gây ung thư ở cho con người ở mức thấp.
Lưu ý khi sử dụng băng phiến
- Tránh để băng phiến ở những vị trí không thông thoáng.
- Chỉ nên để khoảng 1 – 2 viên băng phiến trong tủ kín, cần thao tác nhanh khi mở tủ để tránh hơi độc từ băng phiến thoát ra.
- Không dùng long não để khử mùi trong nhà vệ sinh, phòng kín hoặc không gian sinh hoạt của con người, nếu không sẽ rất dễ ngộ độc do hít phải hơi băng phiến trong không khí.
- Để băng phiến ở nơi cách xa tầm tay trẻ nhỏ bởi hình dạng, mùi hương của nó rất giống kẹo, khiến trẻ dễ nhầm lẫn là kẹo.
- Phơi quần áo dưới nắng để hơi độc từ băng phiến bay hết đi.
- Nếu buộc phải dùng băng phiến nhân tạo, nên ưu tiên các loại băng phiến làm từ từ diclobenzen để tăng mức độ an toàn.
Một số câu hỏi thường gặp
Băng phiến có tan trong nước không?
Băng phiến hay Naphtalen có đặc tính là không tan trong nước nhưng hòa tan được trong các dung môi hữu cơ, hòa tan dễ dàng trong disulfua cacbon, chloroform hay ether, hơi hòa tan trong ethanol hoặc methanol.
Ngửi mùi băng phiến có độc không?
Có, ngửi mùi băng biến có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp hoặc ngộ độc mạn.
Xông vùng kín bằng băng phiến có tốt không?
Bài thuốc xông rửa vùng kín bằng băng phiến gồm có: Ngũ bội tử 30g, Khổ sâm 30g, Bạch cập 25g, Nhi trà 30g, Hoàng bá 25g, Băng phiến 5g. Đun sôi các vị thuốc trên với 2.000ml nước trong khoảng 30 phút, bỏ bã lấy nước xông vùng kín. Thực hiện 1 lần/ngày trong 10 ngày. Tuy nhiên trước khi thực hiện theo bài thuốc, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
Có thể thấy băng phiến được sử dụng trong khá nhiều bài thuốc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, băng phiến vẫn có độc tính cao và cần hết sức thận trọng khi sử dụng. Medigo khuyên bạn nên tuân theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc khi điều trị bệnh bằng long não.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp