6 cái tên nhân vật trong phim Disney gắn liền với… các hội chứng bệnh ngoài đời!

Peter Pan

Peter Pan là cậu bé có thể chống lại sự trưởng thành để mãi mãi là trẻ con. Nếu điều này mô tả chính xác một người nào đó, bạn có thể gọi đó là Hội chứng Peter Pan.

Peter Pan

Đây không phải là một hội chứng được Tổ chức Y tế Thế giới chính thức công nhận, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tồn tại. Hội chứng Peter Pan mô tả sự non nớt về tình cảm và không sẵn sàng gánh vác trách nhiệm ở người trưởng thành. Nó phổ biến hơn ở nam giới.

Sleeping Beauty (Người đẹp ngủ trong rừng)

“Công chúa ngủ trong rừng” là bộ phim hoạt hình do hãng Walt Disney sản xuất năm 1959, dựa trên truyện cổ tích cùng tên.

Sleeping Beauty (Người đẹp ngủ trong rừng)

Công chúa ngủ trong rừng xoay quanh câu chuyện về một cô gái 16 tuổi chọc ngón tay vào bánh xe quay và chìm vào giấc ngủ sâu. Cô chỉ bị đánh thức bởi nụ hôn của hoàng tử.

Người đẹp ngủ trong rừng ngoài đời thực có thể bị Hội chứng Klene-Levin, một chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, nói về việc ngủ quá nhiều và hành vi bị thay đổi.

Trong một đợt bệnh, bệnh nhân trở nên rất buồn ngủ và ngủ trong phần lớn thời gian cả ngày lẫn đêm. Họ sẽ chỉ thức dậy để ăn hoặc đi vệ sinh. Những đợt này có thể kéo dài đến hàng tháng, ức chế khả năng đi làm hoặc đi học.

Alice in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên)

“Alice ở Xứ sở thần tiên” là bộ phim phiêu lưu giả tưởng của Mỹ công chiếu năm 2010 do Tim Burton làm đạo diễn.

Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên là một bệnh lý thần kinh bị mất phương hướng ảnh hưởng đến nhận thức của con người. Con người sẽ phải trải qua ảo giác về những biến dạng kích thước, ảnh hưởng đến nhiều giác quan như thị giác, cảm ứng và thính giác, cũng như hình ảnh cơ thể của chính mình..

Mowgli

“Mowgli: Huyền thoại rừng xanh” là một bộ phim giả tưởng của đạo diễn Andy Serkis chỉ đạo dựa trên câu truyện kinh điển của tác giả người Anh Rudyard Kipling vào thế kỷ 19. Bộ phim kể về một cậu bé lớn lên trong vùng rừng rậm ở Ấn Độ.

Hội chứng Mowgli được sử dụng để chỉ những đứa trẻ hoang dã, ít tiếp xúc với con người đến mức chúng không học được các hành vi xã hội và ngôn ngữ.

Mặc dù nhiều trẻ em mắc hội chứng Mowgli do bị bỏ bê nghiêm trọng, nhưng với liệu pháp và điều trị, hầu hết trẻ em đều có thể học nói và hòa nhập xã hội một cách bình thường.

Cinderella

Cô gái Lọ Lem là một trong những bộ truyện – bộ phim Disney nổi tiếng đình đám. Tuy nhiên, nó cũng gắn liền với hội chứng Cinderella Complex.

Cinderella

Thuật ngữ này được nêu ra lần đầu tiên bởi Colette Dowling, người đã viết một cuốn sách về nỗi sợ độc lập của phụ nữ và họ luôn khao khát sự chăm sóc từ người khác. Triệu chứng bệnh ngày càng rõ rệt hơn khi họ về già.

Nguyên nhân lấy thuật ngữ này là dựa theo sự nữ tính được miêu tả trong bộ phim và bộ truyện Lọ Lẹm – những người xinh đẹp nhưng luôn cần nhận được sự giúp đỡ của một thế lực bên ngoài, thường là nam giới (tức là Hoàng tử).

Rapunzel

“Rapunzel” là một nhân vật hư cấu xuất hiện trong bộ phim hoạt hình thứ 50 của Walt Disney Pictures, Nàng công chúa tóc mây.

Được đặt tên theo cảm hứng của câu chuyện này, hội chứng Rapunzel lại không có kết thúc tốt đẹp. Đây là tình trạng bệnh lý rất hiếm gặp. Người mắc bệnh thường nuốt tóc, khiến chúng bị rối và mắc kẹt trong dạ dày của họ.