Bánh tráng là món ăn được rất nhiều ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, để đảm bảo có thể sử dụng bánh được lâu dài, hãy tham khảo ngay những cách bảo quản bánh tráng hiệu quả dưới đây!
- Những Lời chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Anh hay nhất
- Đánh bài, chơi lô tô dịp Tết: Khi nào bị phạt?
- 5 chiếc xe ô tô đắt nhất thế giới, bạn đã biết?
- Hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lý của các nước đang phát triển
- Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm? Những loại mắm cần kiêng khác
1. Tầm quan trọng của việc bảo quản bánh tráng
Bảo quản bánh tráng là một quy trình quan trọng nhằm duy trì chất lượng và hương vị của bánh. Bánh tráng được bảo quản đúng cách sẽ tránh được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn xâm nhập. Nhờ đó không có tình trạng ẩm mốc, hư hỏng, khô cứng đồng thời hương vị, màu sắc, độ giòn vốn có sẽ được duy trì trọn vẹn. Bảo quản đúng cách cũng sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể, đặc biệt là với khách hàng lưu trữ bánh tráng với số lượng lớn.
Bạn đang xem: Hướng dẫn bảo quản các loại bánh tráng không bị khô cứng, mốc
2. Điều kiện bảo quản bánh tráng
Nhằm giữ cho bánh có độ mềm dẻo, dễ ăn và không bị hư hỏng, hãy đảm bảo lưu trữ bánh tráng ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm cao, ánh nắng chiếu trực tiếp và không để chuột, gián,… đến gần.
Bánh tráng đã được mở bao bì đóng gói bạn nên sử dụng ngay, tránh để lâu. Nếu không sử dụng nữa, hãy đóng gói thật kỹ để tránh cho bánh bị giòn, dễ gãy và giảm hương vị.
3. Thời gian và cách bảo quản cho từng loại bánh tráng
3.1. Bánh tráng phơi sương
Thời gian lưu giữ: Tính từ thời điểm mua về, bánh tráng phơi sương có thể bảo quản được khoảng 5 – 7 ngày nếu để ở nơi thoáng mát và tối đa 15 ngày khi lưu trữ trong tủ lạnh.
Có 3 cách bảo quản bảo quản bánh tráng phơi sương hiệu quả:
- Trong túi nilon: Bạn chia nhỏ bánh tráng phơi sương với lượng vừa đủ, cho vào trong túi nilon đóng kín và hạn chế mở ra. Khi đó, bánh sẽ giảm được sự tiếp xúc với không khí, bánh sẽ có độ mềm dẻo và không bị cứng.
- Trong túi hút chân không: Bạn cũng chia nhỏ bánh tráng và cho vào túi hút chân không có kích thước phù hợp, cố gắng xếp bánh thật cẩn thận để không bị vỡ, rách. Sau đó, sử dụng máy hút chân không để loại bỏ hết không khí ra khỏi túi, đóng gói túi thật kín và lưu trữ chúng trong tủ lạnh.
- Trong ngăn tủ lạnh: Cho bánh tráng phơi sương vào túi nilon, bọc kín lại và bỏ vào trong tủ lạnh. Cách bảo quản này giúp tăng tuổi thọ, giữ được hương vị và độ dẻo của bánh tráng.
Lưu ý khi bảo quản: Nên lựa chọn kỹ túi bảo quản bánh tráng phơi sương, đảm bảo có kích thước vừa, không bị thủng và dễ dàng phá hoại bởi chuột, gián. Sau đó lưu trữ túi bánh ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
3.2. Bánh tráng trộn
Xem thêm : Tiêm trưởng thành phổi: Lợi và hại
Thời gian lưu trữ:
- Bánh tráng trộn chưa chế biến: Loại này thường được bảo quản trong túi nilon cùng với các bịch nguyên liệu nhỏ như đậu phộng, tỏi phi, nước sốt,… Thời hạn sử dụng từ 5 – 7 ngày và tốt nhất nên dùng hết trong 3 ngày.
- Bánh tráng trộn đã chế biến: Có 3 loại chính, thời gian và cách bảo quản từng loại là khác nhau
- Bánh tráng tẩm gia vị: Từ 20 – 30 ngày, tuy nhiên cũng không nên để quá lâu vì hương vị và chất lượng bánh sẽ bị giảm.
- Bánh tráng chiên/nướng: Chỉ lưu trữ được trong 1 – 2 tiếng, qua thời gian này bánh sẽ bị ỉu và mềm.
- Bánh tráng trộn/cuộn sẵn: Chỉ nên lưu trữ và sử dụng trong 24h, nếu để qua đêm bánh sẽ bị chua, chảy dầu. Cách bảo quản tốt nhất là cho bánh vào hộp kín và cất ở khu vực thoáng mát.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản bánh: Thời tiết, ánh nắng và loại bánh tráng là những yếu tố chính ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ bánh.
Cách bảo quản: Lưu trữ bánh trong hộp, đậy kín nắp hoặc có thể bỏ vào trong bịch nilon cột chặt, tránh cho bị côn trùng, vi khuẩn xâm nhập. Sau đó bảo quản bánh tráng ở những nơi khô ráo, không bị ẩm ướt hay bị nắng chiếu trực tiếp.
Lưu ý khi bảo quản: Không nên lưu trữ bánh tráng trộn trong tủ lạnh vì môi trường trong tủ lạnh sẽ khiến bánh bị khô, cứng và giảm hương vị. Đặc biệt, phải mua sản phẩm ở những cơ sở uy tín và xem kỹ hạn sử dụng.
3.3. Bánh tráng sa tế
- Bánh tráng sa tế chưa chế biến: Bánh có thể được bảo quản tốt từ 7 – 10 ngày khi để trong túi nilon đóng kín.
- Bánh tráng sa tế đã được tẩm gia vị: Có thể bảo quản từ 20 – 30 ngày và nên sử dụng hết trong 10 ngày để đảm bảo hương vị và chất lượng.
- Đối với bánh tráng sa tế đã mở miệng túi: Bạn có thể bảo quản trong lọ đựng kín nắp hoặc túi ni lông buộc kín sau đó bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh.
3.4. Bánh tráng bơ
Bánh tráng bơ được đóng gói sẵn có thể lưu trữ và sử dụng trong 15 – 20 ngày, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý: Không bảo quản bơ trong tủ lạnh
3.5. Bánh tráng me
Bánh tráng me được đóng gói sẵn có thời hạn sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày, tốt nhất nên dùng hết trong 3 – 5 ngày. Loại này có thể bảo quản tốt trong túi nilon, hộp kín hoặc ngăn mát tủ lạnh và không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
3.6. Bánh tráng tắc
Xem thêm : Giao tiếp trực tiếp là gì mà teen nào cũng cần phải biết
Bánh tráng tắc thường có thời gian sử dụng từ 5 – 7 ngày, tùy thuộc vào thời tiết và loại bánh tráng (đã chế biến hay chưa). Thời tiết nắng giúp bảo quản bánh tráng lâu hơn, trong khi bánh chế biến sẵn có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với loại chưa chế biến.
3.7. Bánh tráng muối
Bánh tráng muối có thời gian sử dụng từ 7 – 10 ngày nếu bảo quản ở nơi khô thoáng hoặc lâu hơn nếu lưu trữ trong tủ lạnh.
3.8. Bánh tráng tỏi
Thời gian sử dụng của bánh tráng tỏi cũng từ 7 – 10 ngày. Cách bảo quản tốt nhất là cho bánh vào trong hộp kín, túi nilon buộc chặt và đặt ở những nơi thoáng mát.
3.9. Bánh tráng phô mai
Bánh tráng phô mai nếu không được bảo quản đúng cách sẽ rất nhanh bị hư hỏng, ẩm mốc. Ngược lại, bánh sẽ có thể sử dụng tốt trong 1 – 2 tuần bằng cách để trong túi/hộp kín, tránh ánh nắng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.
4. Những sai lầm thường gặp khi bảo quản bánh tráng
Mặc dù hầu hết người tiêu dùng đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo quản bánh tráng. Tuy nhiên, họ vẫn thường gặp phải một số sai lầm, khiến cho bánh nhanh chóng hư hỏng, thậm chí là ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Cụ thể:
- Để bánh tráng tiếp xúc trực tiếp với không khí lâu dài: Điều này sẽ khiến bánh tráng bị mất độ giòn và độ ẩm, khiến bánh trở nên rất dai, hương vị không ngon như ban đầu.
- Sử dụng túi đựng không kín: Khi miệng túi bị thủng hoặc không được cột chặt, bánh tráng sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị bánh.
- Bảo quản bánh tráng chưa chế biến và đã chế biến không đúng cách: Mỗi loại nên được bảo quản riêng biệt, không nên để chúng vào chung. Nếu không, bánh sẽ rất nhanh bị hư hỏng.
- Để bánh tráng gần với những thực phẩm có mùi mạnh: Bánh tráng rất dễ bị ám mùi từ các loại thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, hành, hải sản,… Do đó hãy lưu trữ bánh tráng ở khu vực riêng, để đảm bảo giữ được mùi và hương vị đặc trưng của nó.
Trên đây là những cách bảo quản bánh tráng hiệu quả, đảm bảo duy trì chất lượng và hương vị. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu mua các loại bánh tráng ngon và tiện lợi, hãy tham khảo mục hướng dẫn đặt hàng của Btcouple để biết thêm chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp