Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không? [Mới nhất 2024]

1. Bảo hiểm thân thể học sinh là gì?

Bảo hiểm thân thể là loại bảo hiểm phổ biến và được áp dụng hầu hết với mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên đến nhân viên, người lao động,…. nhằm hỗ trợ về mặt tài chính khi có rủi ro về bệnh tật, tai nạn xảy ra, hỗ trợ khám chữa bệnh. Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện và có thời hạn chỉ trong 01 năm. Loại bảo hiểm này được cung cấp miễn phí hoặc bán với mức giá thấp giúp cho mọi đối tượng có thể tham gia và nhận được nhiều quyền lợi từ việc tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm thân thể học sinh là bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp các học sinh gặp rủi ro hoặc tai nạn.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm thân thể học sinh

Đối tượng tham gia bảo hiểm thân thể học sinh ở nhiều độ tuổi: từ các học sinh lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông hay trung cấp nghề và cả các học sinh sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học, trung cấp và cả các cơ sở dạy nghề tại Việt Nam – tất cả đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm học sinh toàn diện.

Ngoài ra, để tham gia được bảo hiểm thân thể thì những người tham gia bảo hiểm là công dân mang quốc tịch Việt Nam, không mắc phải các loại bệnh có liên quan tới thần kinh mà không bị tàn phế hoặc là bị thương tật vĩnh viễn trên 50%. Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm cũng phải nằm trong độ tuổi cho phép cùng với độ tuổi này cũng đã được quy định sẽ phụ thuộc vào từng chính sách của công ty bảo hiểm.

3. Bảo hiểm thân thể học sinh có bắt buộc không?

Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì bảo hiểm thân thể là bảo hiểm tai nạn con người.

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định các loại bảo hiểm bắt buộc:

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

– Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

– Bảo hiểm cháy, nổ.

Như vậy, việc mua bảo hiểm thân thể – bảo hiểm tai nạn con người là bảo hiểm tự nguyện không bắt buộc, nên học sinh không bắt buộc đóng bảo hiểm thân thể.

4. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thân thể học sinh

Chi trả các chi phí điều trị

Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định, bao gồm: Chi phí cấp cứu, phẫu thuật, điều trị, thuốc men, v.v … Trong trường hợp bị tai nạn, ốm đau ngoài ý muốn, đều được bảo hiểm chi trả. Ngoài ra, người được bảo hiểm còn được trợ cấp điều trị hàng ngày, tối đa là 180 ngày mỗi năm.

Bồi thường nếu xảy ra thương tật

Nếu không may bị thương tật (thương tật tạm thời hoặc vĩnh viễn) do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, thì mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng giá trị bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm, chi tiết được ghi rõ trong Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật do đơn vị cung cấp bảo hiểm ban hành.

Bồi thường toàn bộ trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn

Bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn. Tức là, khi ốm đau hoặc tai nạn trong phạm vi được bảo hiểm dẫn đến thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong, gia đình hoặc những người thừa kế hợp pháp của học sinh sẽ nhận được một khoản tiền bằng giá trị của bảo hiểm. Nếu trước đó bảo hiểm đã thanh toán chi phí điều trị và các quyền lợi khác (nếu có), thì mức hưởng bảo hiểm thân thể học sinh là tổng số tiền đã khấu trừ các khoản đã chi trả.

Quyền lợi vẫn được áp dụng trong trường hợp: Sau thời gian điều trị tối đa kể từ ngày xảy ra tai nạn (thời gian điều trị tối đa sẽ tuỳ theo quy định của từng công ty bảo hiểm), người được bảo hiểm tử vong do chính tai nạn đó thì vẫn được nhận bồi thường. Tuy nhiên, tổng số tiền chi trả không vượt quá giá trị bảo hiểm.

5. Bảo hiểm thân thể học sinh bao nhiêu tiền?

Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia (người mua) phải trả cho công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi theo hợp đồng. Vậy bảo hiểm thân thể học sinh bao nhiêu tiền cũng chính là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, tùy theo loại hình bảo hiểm và nhu cầu mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các gói bảo hiểm khác nhau. Để biết mức phí bảo hiểm phải đóng, các bậc phụ huynh có thể áp dụng công thức sau:

Mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên = Giá trị bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm

Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính theo phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như sau:

+ Phạm vi A: Bảo hiểm đối với các trường hợp chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,20%)

+ Phạm vi B: Bảo hiểm đối với các trường hợp do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,15%)

+ Phạm vi C: Bảo hiểm đối với các trường hợp nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,30%)

+ Phạm vi D: Bảo hiểm đối với các trường hợp phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm khoảng 0,10%)

Ví dụ:

Nếu cha mẹ muốn mua bảo hiểm có giá trị là 30 triệu đồng, gồm các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D thì mức đóng bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên sẽ là: 30 triệu đồng x (0,20% + 0,15% + 0,30% + 0,10%) = 225,000 đồng/ 12 tháng.

* Lưu ý: Nếu muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm thì cha mẹ sẽ đóng thêm các khoản phụ phí khác theo quy định của công ty bảo hiểm.