Khi cơ thể bị thương làm chúng ta rất khó chịu, đau nhức. Muốn chấm dứt nhanh tình trạng này chỉ có cách duy nhất là chăm sóc vết thương cẩn thận. Nhưng vấn đề quan trọng không kém phần là nên tránh ăn các loại thức ăn gây sưng đỏ, mưng mủ. Vậy, bị vết thương hở ăn xôi được không?
Xôi nếp có những chất dinh dưỡng nào?
Từ lâu, gạo nếp đã có mặt trong nền văn hóa lúa nước và trở thành thực phẩm được ưa chuộng trong cuộc sống hàng ngày. Với rất nhiều món được chế biến từ nếp như xôi, bánh tét, bánh chưng, bánh giầy… mang đến giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Bạn đang xem: Bị vết thương hở ăn xôi được không? Tuyệt đối kiêng thực phẩm nào?
Tuy nhiên, bị vết thương hở ăn xôi được không vẫn còn là một câu hỏi có nhiều người vẫn chưa biết. Mà người ta chỉ biết ăn nếp sẽ mang đến những chất dinh dưỡng như sau:
– Calo và Carbohydrate: Mỗi chén cơm nếp có chứa 169 calo, cung cấp 36,7 gam carbohydrate, 1,7 gam chất xơ cho cơ thể. Mang đến năng lượng hoạt động cho các bộ phận như các cơ, não, gan…, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
– Vitamin: Mỗi chén gạo nếp chứa 7% vitamin B5 trong tổng số 9% mà cơ thể cần thiết để bổ sung mỗi ngày. Đây là chất giúp tăng cường trao đổi chất, tái tạo năng lượng, cân bằng hormone và duy trì hoạt động của não bộ.
– Selen: Đây là khoáng chất có lợi cho việc bảo vệ các mô và tế bào do các gốc tự do gây ra. Mỗi chén gạo nếp có chứa 9,7 microgam selen chiếm 18% trong tổng số 55 microgam selen mà chúng ta cần hàng ngày.
– Mangan: Đây là khoáng chất tham gia vào quá trình trao đổi chất, tạo ra proteoglycan, một loại protein cần cho sự phát triển của mô sụn và hỗ trợ xương chắc khỏe.
Ngoài ra, thành phần nếp còn chứa nhiều chất cần thiết có lợi khác như đạm, tinh bột, chất béo, canxi, kali, sắt, natri, photpho…
Bị vết thương hở ăn xôi được không? Kiêng ăn thực phẩm nào?
Trong cuộc sống hàng ngày, nếp đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp các bữa ăn nhanh cho con người. Các món xôi từ nếp tạo ra các bữa ăn sáng ngon miệng lại rất tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, ở một giai đoạn nào đó, các bạn cần kiêng nếp. Vậy, bị vết thương hở ăn xôi được không?
Theo nghiên cứu cho thấy, các món làm từ nếp cần tránh xa khi bị thương hở da. Bởi gây cho vết thương những triệu chứng như sau:
– Tính nóng, dẻo của nếp sẽ làm cho cơ thể bị nóng, mà cơ thể đang bị thương thuộc thể hàn, tích độc, nếu ăn nếp sẽ làm cho vết thương nặng hơn. Cụ thể, vùng da sẽ sưng, xuất hiện tình trạng viêm mủ, khi không cẩn thận dễ bị nhiễm trùng, có nguy cơ để lại sẹo.
– Nếp có tính kết dính nên khi ăn vào khiến đầy bụng, khó tiêu, người mệt mỏi. Như thế, không có lợi cho sức khỏe của bạn, cản trở lành thương. Bên cạnh đó, những người hay bị chướng bụng, đầy hơi, ho, sốt…cũng nên tránh ăn xôi nếp.
Ngoài ra, bị vết thương hở không chỉ không ăn xôi nếp mà còn tuyệt đối không ăn những thực phẩm như: Rau muống, thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng… Đây đều là những thực phẩm khiến cho vết thương bị kích ứng, ngứa ngáy, sẹo xấu làn da.
Kiêng ăn xôi nếp bao lâu?
Thế là bạn đã biết bị vết thương hở ăn xôi được không, mặc dù rất ưa thích nhưng chúng ta vẫn nên kiêng cữ để bảo vệ vùng da bị tổn thương. Thời gian kiêng cũng không lâu, chỉ khoảng 5-7 ngày. Thông thường cấu trúc các mô bị tổn thương sẽ tái tạo trong khoảng thời gian này.
Khi các mô da được phục hồi sẽ có biểu hiện như miệng vết thương khép và khô lại, bắt đầu kéo da non. Khi đó, các bạn có thể nhìn bằng mắt thường và tự do dùng các thực phẩm mà không cần phải e dè.
Lỡ ăn xôi khi có vết thương có làm sao không?
Xem thêm : Review sữa rửa mặt Hada Labo Perfect White màu xanh dương
Bị vết thương hở ăn xôi được không, có làm sao không là câu hỏi mà nhiều khách hàng lo lắng. Theo đó, vì xôi được làm từ gạo nếp có tính nóng, dẻo, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, làm cho vết thương lâu lành. Thêm vào đó, vết thương hậu phẫu sau khi ăn xôi sẽ dễ bị mưng mủ, sưng phồng, bị viêm nhiễm và tất nhiên dễ để lại sẹo thâm khó điều trị. Ăn xôi còn có thể gây ra mụn nhọt, mụn bọc ở những vùng da khác. Nếu bạn đã lỡ ăn xôi khi có vết thương, bạn nên làm những việc sau để giảm thiểu ảnh hưởng:
- Uống nhiều nước để thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ và băng bó kín để tránh nhiễm trùng
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để tăng cường tái tạo mô và làm lành vết thương. Các loại vitamin và khoáng chất này bao gồm vitamin K, vitamin C, kẽm, sắt và đạm
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, sau thời gian kiêng cữ 5 – 7 theo quy định, nếu quay lại ăn xôi bạn cần lưu ý:
- Không nên ăn xôi quá nhiều và quá thường xuyên, chỉ nên ăn một ít để giải quyết cơn đói và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Nên kết hợp xôi với các loại rau xanh, trái cây, nước ép hoặc sữa chua để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn và giảm tính nóng của gạo nếp.
Ho ăn xôi được không?
Ngoài vấn đề bị vết thương hở ăn xôi được không thì việc ăn xôi khi bị ho cũng được nhiều khách hàng quan tâm. Theo các chuyên gia y tế, người bị ho có đờm nên tránh ăn xôi . Bởi vì xôi là món ăn khô và cứng, khi ăn sẽ làm cho họng đau và niêm mạc tổn thương thêm. Hơn nữa, gạo nếp có chứa casein, một loại protein có thể làm cho chất nhầy trong họng dính lại và đặc hơn. Điều này sẽ làm kéo dài thời gian bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, khi bị ho có đờm, bạn nên hạn chế ăn xôi và các món ăn từ gạo nếp. Thay vào đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và thảo mộc để giúp long đờm và giảm viêm. Đó là cách để bạn nhanh chóng khỏi ho và cải thiện sức khỏe.
Nên ăn gì trong giai đoạn dưỡng thương?
Quá trình lành thương chỉ diễn ra tốt đẹp khi chúng ta cố gắng chăm sóc vết thương đúng cách, kiêng ăn, vệ sinh vết thương, không gỡ lớp vảy trên da. Đặc biệt là bổ sung các loại thực phẩm có chất dinh dưỡng hỗ trợ da nhanh lành.
Trong đó, nguồn dinh dưỡng chứa các chất giúp vết thương nhanh lành, liền da nằm trong các thực phẩm như sau:
- Vitamin K trong các loại rau quả như cà chua, dưa leo, bắp cải, súp lơ, măng tây…
- Vitamin C từ trái cây các loại như cam, bưởi, đu đủ…
- Chất đạm từ các loại đậu, thịt, cá, sữa, đậu nành…
- Kẽm trong các loại ngũ cốc như yến mạch…
- Sắt trong các loại rau như đậu lăng, rau bina…
- Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ rất tốt cho quá trình dưỡng thương.
Bị vết thương hở ăn xôi được không? Mặc dù kiêng nhưng chỉ diễn trong trong thời gian ngắn. Vấn đề này sẽ không gây khó khăn cho các bạn quá nhiều. Do vậy, khi lỡ bị vết thương hở thì nên nghiêm ngặt kiêng các loại thực phẩm như trên nhé!
Xem thêm:
- Vết thương hở ăn bắp được không?
- Bị vết thương ăn hải sản được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp