Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội? Có làm việc thứ 7 không?

1. Giờ làm việc của Bảo hiểm xã hội:

Hoạt động nghề nghiệp của cơ quan BHXH:

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ. Trong đó, thực hiện các chức năng chuyên môn liên quan đến nhu cầu, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Bao gồm:

+ Giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

+ Tổ chức hoạt động thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm.

+ Đồng thời thực hiện các hoạt động khác như thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Bảo hiểm xã hội chịu sự quản lý trực tiếp của các Bộ trong lĩnh vực quản lý. Bao gồm:

+ Từ phía nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

+ Sự quản lý từ Bộ Y tế, Bộ Tài chính về các chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Thời gian làm việc:

Hầu hết, các cơ quan phụ trách những vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội đều làm việc trong khung giờ hành chính theo quy định của nhà nước. Các cá nhân làm việc đều được thực hiện theo chính sách, quyền lợi của nhân viên nhà nước. Thời gian trong giờ hành chính của các cơ quan, đơn vị này được quy định trong nội quy nơi làm việc.

Người dân có nhu cầu làm việc cần biết thông tin về địa chỉ, thời gian làm việc của các cơ quan để sắp xếp hiệu quả công việc. Vì thế, bạn có thể sắp xếp thời gian cá nhân của mình để đến giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội trong khung giờ này nhằm được phục vụ tốt nhất:

– Sáng: Từ 7h30 đến 11h30.

– Chiều: Từ 13h00 đến 17h00.

Được thực hiện trong tuần từ thứ 2 đến thức 6. Trong đó, một số cơ quan có làm việc thêm sáng thứ 7 với khung giờ cố định như trên. Để chắc chắn về thời gian làm việc của các cơ quan Bảo hiểm xã hội cụ thể, bạn có thể tìm kiếm theo các kênh thông tin chính thống.

Thông tin liên hệ, tổng đài Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Bạn có thể liên hệ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo các kênh thông tin sau:

– Tổng đài, hotline BHXH: 1900 90 68

– Email: [email protected]

3. Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

Bảo hiểm xã hội có làm việc thứ 7 không?

– Theo Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ:

Quyết định được ban hành 12/02/2010 về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan.

Tên quyết định cũng cho ta biết câu trả lời về ngày làm việc trong tuần của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trong đó, việc tổ chức làm việc vào thứ 7 cũng được triển khai thực hiện để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính. Ngày làm việc thêm này đảm bảo hoàn thành chất lượng công việc chuyên môn trong trình tự, thủ tục và yêu cầu tương thích với hoạt động quản lý nhà nước.

– Quyết định số 125/QĐ-BHXH:

Theo đó vào ngày 28/01/2011 Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng ra Quyết định số 125/QĐ-BHXH về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần.

Qua đó cho thấy các thông báo về thời gian làm việc cụ thể của các ngày trong tuần. Từ đó đảm bảo thực hiện, giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của người dân.

Nội dung quyết định nêu rõ:

Tất cả các cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác đã được pháp luật quy định) để tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ về chế độ, chính sách cho người lao động và người dân.

Khi đó, người dân có tham gia, có quyền lợi liên quan hoàn toàn được giải quyết thủ tục liên quan.

Thời gian làm việc của ngày thứ 7:

Theo thông tin được công bố từ năm 2010, dựa trên nội dung Quyết định trên:

Một số tổ chức quản lý Bảo hiểm xã hội sẽ phục vụ người dân vào sáng thứ 7, từ khung giờ 7h30 đến 11h30, trừ các ngày Lễ, Tết.

Thời gian làm việc thêm vào sáng thứ 7 đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định. Để đảm bảo các nhu cầu tiếp cận, sử dụng và triển khai các quyền lợi của người sử dụng bảo hiểm. Cũng như các yêu cầu của đối tượng liên quan trong hoạt động tổ chức quản lý nhà nước.

Trong khung giờ này người dân có thể đến để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, các chính sách và các chế độ khác theo quy định của pháp luật và bảo hiểm xã hội. Họ vẫn được phục vụ để thực hiện các nhu cầu, yêu cầu liên quan đến dịch vụ được Bảo hiểm xã hội cung cấp.

Kết luận:

Như vậy, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ có lịch làm việc vào cả sáng thứ 7 hàng tuần. Thời gian làm việc được bố trí trong khung giờ hành chính từ 7h30 đến 11h30.

Vì vậy người dân có thể đến làm thủ tục mà mình đang có nhu cầu như những ngày bình thường trong tuần. Để đảm bảo được tiến hành giải quyết công việc liên quan, người dân cần sắp xếp đến sớm để được giải quyết nhu cầu.

4. Các cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội:

– Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội: số 162 Tô Hiệu, Q.Hà Đông.

– Bảo hiểm xã hội Quận Ba Đình: 142A phố Đội Cấn, P.Đội Cấn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Bắc Từ Liêm: Tòa nhà CT5A – phố Kiều Mai, P.Phúc Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Cầu Giấy: Số 6 Trần Đăng Ninh, P.Dịch Vọng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa: Số 44 Trần Hữu Tước, P.Nam Đồng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hà Đông: 164 Lê Lợi, P.Hà Cầu.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hai Bà Trưng: số 6, ngõ 167 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàn Kiếm: 9D Hàm Long.

– Bảo hiểm xã hội Quận Hoàng Mai: Trung tâm Hành chính quận Hoàng Mai, Số 3 Ngõ 4 phố Bùi Huy Bích, P.Hoàng Liệt.

– Bảo hiểm xã hội Quận Long Biên: Lô HH 03, Khu đô thị mới Việt Hưng, P.Giang Biên.

– Bảo hiểm xã hội Quận Nam Từ Liêm: Số 12 đường Nguyễn Cơ Thạch, P. Cầu Diễn.

– Bảo hiểm xã hội Quận Tây Hồ: Khu hiệp quản tại ngõ 713 Lạc Long Quân, P.Phú Thượng.

– Bảo hiểm xã hội Quận Thanh Xuân: Nhà E14 Tập thể Thanh Xuân Bắc, ngõ 11 Phố Nguyễn Quý Đức, P.Thanh Xuân Bắc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ba Vì: Thị trấn Tây Đằng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Chương Mỹ: 118 Bình Sơn, thị trấn Chúc Sơn.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng: Khu xuất khẩu Song Phương, thị Trấn Phùng.

– Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh: Đường Cao Lỗ, thị trấn Đông Anh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm: Số 2 Đường Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức: UBND huyện Hoài Đức, thị trấn Trạm Trôi.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mê Linh: Khu Trung tâm Hành chính huyện, xã Đại Thịnh.

– Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Đức: Thị trấn Đại Nghĩa.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phú Xuyên: Thị trấn Phú Xuyên.

– Bảo hiểm xã hội huyện Phúc Thọ: Cụm 8, thị trấn Phúc Thọ.

– Bảo hiểm xã hội huyện Quốc Oai: Thị trấn Quốc Oai.

– Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn: Số 9 đường Đa Phúc.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thạch Thất: Thị trấn Liên Quan.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Oai: Số 103 Thị trấn Kim Bài.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì: Ngõ 673 đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp.

– Bảo hiểm xã hội huyện Thường Tín: Đường Trần Phú, thị trấn Thường Tín.

– Bảo hiểm xã hội huyện Ứng Hòa: Thị trấn Vân Đình.

Trên đây là địa chỉ của các cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội. Tùy vào địa chỉ thường trú, tạm trú, nơi đóng Bảo hiểm xã hội mà người dân tìm kiếm các thông tin liên quan đến địa chỉ của Bảo hiểm xã hội tại địa phương mình.

5. Một số lưu ý khi đến các cơ quan Bảo hiểm xã hội:

Trước khi đến các cơ quan Bảo hiểm xã hội, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

– Tìm hiểu khung giờ làm việc của cơ quan Bảo hiểm xã hội mà bạn dự định đến. Để được tiếp cận, cũng như giải quyết xong các thủ tục hành chính trong thời gian làm việc của cơ quan. Vừa đảm bảo thời gian và nhu cầu của bạn.

– Doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nào thì bạn nên đến cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa điểm đó. Phải tìm kiếm thông tin về cơ quan Bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp hay người dân tham gia trong nhu cầu của họ. Chính cơ quan đó sẽ tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu, thủ tục của bạn.

– Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trước khi đến. Tùy thuộc vào đối tượng là doanh nghiệp hay bản thân người lao động, người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Các thủ tục liên quan đến chế độ thai sản cũng có quy định riêng về thành phần hồ sơ.

+ Chẳng hạn, để đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp gồm có:

CMND gốc + 2 bản sao CMND (có công chứng), sổ bảo hiểm bản gốc + bản sao sổ bảo hiểm (có công chứng), giấy xác nhận nghỉ việc và bản sao xác nhận nghỉ việc (có công chứng).

– Nên đến sớm khoảng 30 phút trước giờ ngưng hoạt động để bạn được phục vụ tốt hơn. Phải cân đối được thời gian để đảm bảo các nhu cầu được tiếp nhận và giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Căn cứ pháp lý:

– Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành 12/02/2010 về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan.