Tìm hiểu thành ngữ: Ngọa hổ tàng long 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng
Bạn đang xem: Tìm hiểu thành ngữ: Ngọa hổ tàng long 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng
Ngọa hổ tàng long là gì? Bạn đã hiểu ý nghĩa câu thành ngữ Ngọa hổ tàng long chưa. Hãy cùng Tiếng Trung Ánh Dương tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ này nhé
1. Ngọa hổ tàng long là gì2. Nguồn gốc thành ngữ3. Thành ngữ tương tự4. Cách vận dụng thành ngữ
1. Ngọa hổ tàng long là gì
Ngọa hổ tàng long tiếng Trung là 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng. Để tìm hiểu ngọa hổ tàng long nghĩa là gì, trước hết chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của từng chữ cấu tạo nên câu nói ngọa hổ tàng long.
– 卧 wò: 卧 wò có nghĩa là nằm, nằm xuống. – 虎 hǔ: 虎 hǔ trong 老虎 lǎohǔ, có nghĩa là hổ. – 藏 cáng: 藏 cáng trong 暗藏 àncáng, có nghĩa là ẩn náu – 龙 lóng: 龙 lóng có nghĩa là rồng.
Ngọa hổ tàng long 卧虎藏龙 wò hǔ cáng lóng về nghĩa đen là chỉ con hổ đang nằm và con rồng ẩn náu, khi đó, sẽ không ai biết con hổ dữ tợn thế nào và con rồng có sức mạnh ra sao. Vì vậy nên người ta dùng câu thành ngữ này để chỉ những người tài vẫn chưa được phát hiện tài năng vốn có hoặc những người có tài nhưng lại giấu tài, không muốn cho người khác biết.
Nhất kiến chung tìnhTri nhân tri diện bất tri tâmBách niên giai lãoKim chi ngọc diệpHữu duyên thiên lý năng tương ngộCao sơn lưu thủy tri kỷ khó tìm
2. Nguồn gốc câu thành ngữ
Xem thêm : Trứng vịt bao nhiêu calo? Ăn nhiều trứng vịt có tốt không?
Dữu Tín đời Bắc Chu trong bài thơ “Đồng hội hà dương công tân tạo sơn địa liêu đắc ngụ mục” đã viết: “暗石疑藏虎 Àn shí yí cáng hǔ, 盘根似卧龙 pán gēn shì wòlóng”
Dịch ra là: “Ám thạch nghi tàng hổ Bàn căn tự ngọa long”
Nói về câu thành ngữ “ngọa hổ tàng long” này, có một giai thoại như sau:
Đằng sau đại điện chùa Tương Quốc là ba gian lầu cao được vua Chu xây dựng ở Khai Phong, bên trên đặt tượng Bồ tát đại từ đại bi. Trước lầu có một đám người đang xem đánh quyền, Tống Hiến Sách vừa nghe giọng người đó là giọng Hà Bắc chứ không phải giọng Thiểm Tây, thì lắc đầu rồi đi tiếp. Quay lại phía sau điện Địa Tạng, hắn thấy đằng đó vẫn náo nhiệt như ngày nào, chỗ nào cũng bày bán hàng rong, cầm đồ, thuyết thư, biểu diễn ảo thuật…còn có hai ba chỗ là chơi kiếm chơi gậy với múa quyền bán thuốc. Tống Hiến Sách chú ý đến mấy kẻ giang hồ bán thuốc, cũng không phải giọng Thiểm Tây. Đến góc cuối cùng, thấy người vây xung quanh cực kỳ đông, hắn hét to một tiếng từ phía đám đông rồi len vào trong xem, hóa ra cũng là bán thuốc cao. Một chàng trai khôi ngô đang múa kiếm, kiếm pháp quả thật rất thông thạo, khác hẳn với những nghệ nhân trong giang hồ khác mà hắn từng gặp. Trong lòng Tống Hiến Sách thầm nghĩ: “Lẽ nào chính là hắn ta sao?”. Một lúc sau, chàng trai luyện kiếm xong, thu kiếm vào, chắp tay về phía mọi người đang vỗ tay khen ngợi không ngớt, nói: “Để mọi người chê cười rồi”.
Trong lòng Tống Hiến Sách đột nhiên vui lên, thầm nói: Đúng là hắn rồi, giọng Thiểm Tây!
Chàng trai giọng Thiểm Tây cũng quan sát Tống Hiến Sách một lúc, rồi quay ra nói với mọi người: “Các vị quân tử, các vị quan khách, tiểu nhân lần đầu đến Biện Lương, đất khách quê người, được mọi người yêu mến, còn tán thưởng chút võ nghệ này của tiểu nhân, khiến tiểu nhân hổ thẹn không dám nhận. Tiểu nhân ăn cơm trắng hơn 20 năm, thân cao 6 thước, mặc dù luyện được vài miếng võ, cũng không xứng với lời khen của các vị. Bây giờ để chúng tôi luyện vài chiêu để mọi người cùng thưởng thức, nếu có tốt thì mong mọi người ủng hộ, còn nếu chưa tốt thì mong được bỏ quá cho chứ đừng trách móc tội nghiệp”. Sau đó hắn quay sang một cậu bé 14-15 tuổi hỏi: “Cậu bạn nhỏ, hôm nay đến vùng đất Trung Châu, cậu có dám luyện vài chiêu võ để mọi người cùng xem không?”
Cậu bé dõng dạc đáp: “Tôi dám”.
Chàng trai nói: “Cậu cũng khá là to gan đấy, đất Trung Châu này đường thông mọi ngả, là đất ngọa hổ tàng long, anh hùng hội tụ, không thể so với các vùng nhỏ khác. Ở nơi quân tử trải nhiều biết rộng này còn chiêu võ nào mà họ chưa từng thấy qua? Một cậu bé như cậu đúng là không biết trời cao đất dày, dám ở đây múa dìu qua mắt thợ, lẽ nào không sợ các vị quan khách ở đây chê cười võ nghệ không giỏi mà bỏ đi sao?”
Xem thêm : 1 suất cơm rang thập cẩm bao nhiêu calo ?
Từ đó, câu thành ngữ ngọa hổ tàng long được dùng với ý nghĩa như ngày nay.
3. Thành ngữ tương tự
• 藏龙卧虎 cáng lóng wò hǔ Có nghĩa là tàng long ngọa hổ, ý nghĩa tương tự ngọa hổ tàng long, chỉ người tài nhưng chưa được phát hiện hoặc những người giấu tài.
• 潜龙伏虎 Qián lóng fú hǔ Có nghĩa là, tiềm long phục hổ, dùng để ví người tài chưa được cất nhắc, trọng dụng.
4. Cách vận dụng câu thành ngữ
• 自己一个宿舍,就遇到这么两个神秘人物,看来这大学还真是卧虎藏龙啊。 Zìjǐ yīgè sùshè, jiù yù dào zhème liǎng gè shénmì rénwù, kàn lái zhè dàxué hái zhēnshi wò hǔ cáng lóng a. Tôi đã gặp hai nhân vật bí ẩn này trong khu kí túc của mình, xem ra trường đại học này thật sự là ngọa hổ tàng long đó.
• 真没想到,区区一个学校中,竟然有这样的高手!看来,你们这个学校,还真是卧虎藏龙啊。 Zhēn méi xiǎngdào, qūqū yīgè xuéxiào zhōng, jìngrán yǒu zhèyàng de gāoshǒu! Kàn lái, nǐmen zhège xuéxiào, hái zhēnshi wò hǔ cáng lóng a. Thật không thể ngờ, trong cái trường học bé tí này lại có cao thủ như vậy! Xem ra, trường các cậu đúng là ngọa hổ tàng long rồi.
• 看似貌不惊人却卧虎藏龙的他。 Kàn shì mào bù jīngrén què wò hǔ cáng lóng de tā. Hắn trông có vẻ không khiến người khác đáng ngạc nhiên nhưng lại là một cao thủ ngầm đấy.
Hy vọng qua bài học các bạn hiểu thêm về Ngọa hổ tàng long nghĩa là gì và cách sử dụng thành ngữ trong tiếng Trung giao tiếp. Tiếng Trung Ánh Dương chúc các bạn học tốt
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp