Trả lời thắc mắc của mẹ về việc đổi sữa nhiều cho con thì có tốt không? Những lưu ý khi các mẹ đổi sữa cho con cũng như cách đổi sữa cho con?
Điều quan trọng trước tiên mẹ phải nhớ rằng, cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ là tốt nhất và không có sữa công thức nào tốt bằng sữa mẹ đâu các mẹ ạ. Vậy nên, mẹ hãy cố gắng duy trì cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trừ những trường hợp đặc biệt như mẹ không đủ sữa, bác sĩ khuyên không nên cho con bú sữa mẹ thì các mẹ mới cần tìm đến sữa công thức. Khi chọn sữa cho con mẹ cần để ý theo dõi tình trạng phát triển của bé, bé tiêu hóa và hấp thu có tốt không? Khi đổi sữa cho con mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Vai Trò Của Trách Nhiệm Trong Công Việc Trên Con Đường Thăng Tiến?
- Tài sản hình thành trong tương lai là gì? Ví dụ cụ thể
- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Chủ nghĩa trọng nông (Agrarianism) là gì? Tiến bộ và hạn chế
- Váng sữa Monte cho bé mấy tháng? Bé 10 tháng trở lên mẹ nhé
1 – Nếu bé bị tiêu chảy, bị đi ngoài dưới 1 – 2 lần trong ngày có thể nguyên nhân không phải do sữa. Nhưng nếu từ 5 lần trở lên hoặc bé đi phân xám, phân xanh, có bọt nhiều hay có máu thì các mẹ nên ngừng ngay sữa này. Bởi vì bé có thể không hợp với sữa, bé bị dị ứng với Protein, đạm trong sữa hoặc không hấp thu được các thành phần trong sữa.
Bạn đang xem: Có nên đổi sữa thường xuyên cho bé và Cách đổi sữa
2 – Bé bị nôn trớ: Đối với các trẻ nhỏ thì việc nôn trớ gần như là bình thường nhưng các mẹ thấy khi mà đổi sữa bé bị nôn trớ bất thường, bé uống xong trớ hoặc bé đang uống bị trớ hoặc bình thường bé bị 1-2 lần trớ nhưng bây giờ bé trớ liên tục trong ngày. Lúc này mẹ cần dừng ngay sữa này bởi vì có thể bé đã dị ứng với đạm sữa trong thành phần, bé không hấp thụ hoặc không hợp với sữa.
3 – Bé bị nổi ban đỏ: Nổi ban đỏ có rất nhiều nguyên nhân, không hẳn là do sữa nhưng nếu bé bị nổi ban đỏ bất thường trên mặt, trên vùng da tiếp xúc với sữa như ở miệng hoăc nổi ban đỏ kết hợp nôn trớ và đi ngoài. Đây là dấu hiệu bé dị ứng đạm sữa rồi mẹ nên ngừng và đổi sữa cho con.
4 – Bé chậm hoặc không nên cân: Đối với việc bé sử dụng các dòng sản phẩm sữa ít đạm, ít béo thì bé chậm lên cân là dĩ nhiên. Nhưng nếu bé đã dùng từ 5-6 lon mà 1-2-3 tháng không lên 1 lạng nào thì là không bình thường rồi. Bởi vì, thông thường sự phát triển trong 6 tháng đầu cân nặng của bé sẽ gấp 2 lần trọng lượng lúc mới sinh. Trước khi tròn 1 tuổi cân nặng của bé sẽ gấp 3 lần trọng lượng lúc mới sinh. Vì vậy nên các mẹ thấy con sử dụng sữa công thức không tăng cân thì các mẹ nên đổi ngay sữa công thức đó đi bởi vì sữa không hợp với bé, nếu để lâu bé có thể bị suy dinh dưỡng.
Xem thêm : Visa du lịch Úc có được đi làm không?
5 – Bé hay quấy khóc: Trẻ khóc thì bình thường nhưng nếu bé khóc gắt, bé khóc nhiều hơn khi mẹ đổi sữa thì có thể bé bị dị ứng với đạm sữa, bé bị đau dạ dày…. và có rất nhiều trường hợp các mẹ thấy con quấy khóc tưởng con bị làm sao mà lại không nghĩ là do sữa. Ngoài ra mùi vị sữa không hợp với bé dẫn đến mỗi lần cho con bú con hay khóc, thấy sữa là khóc. Khi đó các mẹ cũng nên đổi sữa phù hợp với khẩu vị của bé hoặc bé vì nếu để lâu bé bị ép bé sẽ sợ uống sữa dẫn đến tâm lý không tốt.
6 – Bé bú ít hoặc chậm bú: Bình thường bé đang bú sữa mẹ bé bú rất nhiều nhưng khi sang sữa này thì con bú rất ít hoặc chậm bú lại. Khi đó các mẹ cũng phải theo dõi xem bé có hợp với sữa này không? Bé có bị tiêu chảy, nôn trớ không? sữa không hợp khẩu vị thì không nên ép bé cần đổi sữa hợp với bé hơn.
Cách đổi sữa tốt nhất cho con? Có nên đổi sữa thường xuyên hay không?
Cách 1: Đổi hoàn toàn sữa mới: Đối với các bé bị dị ứng, bé chậm lên cân so với độ tuổi thì mẹ nên ngừng ngay sữa cũ lại và thay sữa mới cho con.
Cách 2: Đổi từ từ và kết hợp cũ và mới
Khi sữa cũ còn từ 5-7 ngày nữa thì mẹ kết hợp giảm gần cữ sữa cũ và tăng dần cữ sữa mới. Kết hợp như vậy cho đến khi bé uống hết hoàn toàn sữa cũ thì thay hoàn toàn bằng sữa mới. Cách này sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi sữa mới, bé không bị sốc sữa, kích ứng khi thay sữa mới. Bởi hệ tiêu hóa của bé còn non nớt khi thay đổi đột ngột đối với bé tiêu hóa hấp thu tốt thì không vấn đề nhưng với bé hệ tiêu hóa yếu thì các mẹ nên đổi kết hợp và từ từ như vậy.
Các lưu ý khi đổi sữa
Xem thêm : Quang hợp là gì – Ý nghĩa quan trọng của quang hợp
– Nếu bé có những dấu hiệu như đã kể ở trên thì mẹ cần đổi sữa ngay. Khi đổi sữa cho con cần phải theo dõi con có bị dấu hiệu như tiêu chảy, nôn trớ quấy khóc, chậm lên cân, hoặc bú ít hơn như ở trên đã nói không? Đây là dấu hiệu bé không hợp sữa mới thì lại phải đổi sang sữa khác, tuyệt đối không ép bé. Có thể khi đổi sữa mới bé chưa quen uống ít hơn nhưng không bị các tình trạng nôn trớ…
– Để ý xem sữa có hợp khẩu vị với bé hay không? Nếu bé thích bé sẽ chịu bú và bú rất tốt, hoặc bé bú ít một nhưng bé thèm bú hơn. Các mẹ theo dõi trong vòng 1 tuần để biết bé có hợp với con về tiêu hóa, khẩu vị, lượng bú. Nhiều mẹ đang dùng sữa mẹ dùng sang sữa Similac mùi sữa hơi tanh bé không chịu bú, sữa hơi ngậy nhiều chất béo thì bé bú ít đi, quấy khóc thì mẹ tìm sữa nào hợp khẩu vị với bé. Chọn sữa có mùi vị gần giống sữa mẹ không ép bé để bé không sợ bú bình
– Không đổi sữa liên tục: Rất nhiều mẹ đang dùng sữa này cũng thấy con lên cân, thấy quảng cáo sữa khác thì lại muốn đổi sữa có nhiều đạm hơn, nhiều chất béo hơn, phát triển trí não…. rồi ngày hôm sau các mẹ thấy sữa khác quảng cáo hay hơn các mẹ lại đổi… Chính việc đổi sữa như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của con. Mỗi loại sữa công thức sẽ có tác dụng riêng cho bé, và sữa công thức nào cũng rất tốt cho con vì vậy các mẹ chỉ cần chọn đúng loại sữa có thương hiệu, sữa có uy tín chất lượng, nơi mua uy tín như tại Hệ thống Sữa Bột Tốt… yên tâm cho bé dùng sữa. Không nhất thiết các mẹ phải đổi nhiều loại sữa sẽ không tốt và ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Lưu ý: Chúng ta không pha chung 2 loại sữa công thức với nhau. Rất nhiều mẹ khi đổi sữa mà sữa cũ đang còn lại trộn thêm pha 2 sữa công thức này với nhau. Bởi vì, mỗi nhà sản xuất, mỗi dòng sản phẩm có công thức khác nhau, nếu pha 2 loại vào pha chung thì vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe của bé rất lớn gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ngay hoặc là bé sẽ bị không hợp với sữa, đi ngoài, nôn trớ…. Vậy nên không pha 2 loại sữa với nhau.
Đây là những lưu ý khi mà các mẹ đổi sữa, chọn sữa, những dấu hiệu khi nào chúng ta đổi sữa đã được phân tích rất kỹ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc con của mình. Ngoài ra, nếu các mẹ cần hỏi rõ hơn về tình trạng của con hay đổi sữa gì thì các mẹ hãy comment cân nặng, số tháng của con, bộ phận tư vấn sẽ giúp mẹ tìm được loại sữa phù hợp cho con của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp