Năm học 2022 – 2023 sắp kết thúc. Đây là năm học đầu tiên áp dụng cách đánh giá xếp loại, thi đua, khen thưởng cho học sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới (đối với lớp 7 THCS và lớp 10 THPT; lớp 8, lớp 11 và lớp 9, lớp 12 theo hình thức cuốn chiếu trong các năm học tiếp theo).
Theo chương trình này, đánh giá xếp loại học sinh được áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, thay thế cho Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT trước đây; theo đó, sẽ không còn khen tặng danh hiệu “Học sinh tiên tiến” mà chỉ còn “Học sinh xuất sắc” và “Học sinh giỏi”.
Bạn đang xem: Bỏ khen tặng danh hiệu “Học sinh tiên tiến”: Được và mất
Xem thêm : Cách tra cứu điểm, kết quả học tập vnEdu cho phụ huynh, học sinh
Theo kết quả đánh giá cuối năm học 2022 – 2023 của một trường THPT tại TP. Buôn Ma Thuột, ở các khối lớp áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chỉ có khoảng 10 – 15% học sinh được khen thưởng; trong khi đó, các khối lớp 11 và 12 vẫn đang học theo chương trình cũ (đánh giáo xếp loại theo Thông tư 58) thì tỷ lệ học sinh được khen thưởng chiếm 50 – 60%. Chương trình giáo dục phổ thông mới cho phép học sinh được tự chọn các môn học với mục tiêu phân hóa hướng nghiệp sớm đối với học sinh THPT để định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, quy định ở đây là học sinh chọn một số môn theo năng lực sở trường của mình nhưng phải nằm trong sự bắt buộc của chương trình. Học sinh có năng lực thuộc khoa học tự nhiên phải học tối thiểu 4 môn khoa học xã hội và ngược lại, vì vậy để đạt các danh hiệu khen thưởng “giỏi” và “xuất sắc” là vô cùng khó. Có tất cả là 9 môn học được đánh giá bằng điểm số (gồm 5 môn mặc định: ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử, giáo dục quốc phòng và an ninh; 4 môn tự chọn (từ 3 nhóm môn: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ và nghệ thuật, mỗi nhóm chọn ít nhất một môn học); các môn còn lại (giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệp – hướng nghiệp, nội dung giáo dục địa phương) chỉ đánh giá “Đạt” hoặc “Chưa đạt”.
Việc đánh giá, xếp loại thi đua khen thưởng theo chương trình cũ (Thông tư 58/2011) là tạo điều kiện để nhiều học sinh có năng lực từ “trung bình, trung bình khá” phấn đấu, cố gắng, nỗ lực đạt được tổng điểm bình quân các môn 6,5 (được danh hiệu “học sinh tiên tiến”, được khen thưởng). Đã có nhiều quan điểm cho rằng quá nhiều “giấy khen” là căn nguyên của chủ quan, tiêu cực, ỷ lại trong suy nghĩ không chỉ của cá nhân học sinh, phụ huynh mà còn làm nảy sinh bệnh thành tích trong từng lớp học, trong các cơ sở giáo dục, thậm chí trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, thiết nghĩ đối với học sinh ở mọi lứa tuổi thì một lời khen ngợi, một giấy khen tặng có tác dụng động viên to lớn, giúp các em cảm thấy vui sướng, phấn khởi, thêm tự tin và động lực để tiếp tục cố gắng. Ở chiều ngược lại, sự cố gắng mãi mà không thể đạt tới “học sinh xuất sắc”, “học sinh giỏi” có thể khiến các em tự ti, nản chí, thậm chí bi quan hơn về năng lực bản thân.
Xem thêm : [Giải đáp] Chườm đá lên mặt có tác dụng gì?
Võ Trần Lâm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp