Bạn thuộc tuýp người bận rộn, không nhớ lịch thanh toán, dẫn đến việc quên đóng tiền điện bị cắt điện, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, học tập, giải trí của cả gia đình? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn 3 thông tin và 4 bước xử lý khi bị cắt điện do quên đóng tiền đơn giản nhất. Mời bạn cùng tham khảo!
1. Không đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt điện?
Theo Luật Điện lực 2004, người sử dụng điện sẽ được đơn vị cung cấp điện thông báo 02 lần nếu thanh toán trễ so với thời hạn quy định. Nếu khách hàng vẫn không thanh toán thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo, đơn vị cung cấp có quyền cắt điện theo quy định của Pháp luật.
Bạn đang xem: 3 thông tin & 4 bước xử lý khi quên đóng tiền điện bị cắt điện
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) về việc ngừng cấp điện được Pháp luật quy định như sau:
“Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra”.
2. 3 Khoản phí phải đóng khi nộp tiền điện chậm
Ngoài việc đóng đúng số tiền điện trễ hạn, bạn phải đóng thêm các khoản phí khác như: lãi số tiền chưa nộp; chi phí ngừng và cấp điện trở lại. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà mỗi khoản thu sẽ có một mức phí khác nhau. Dưới đây là chi tiết về hai khoản phí này, mời bạn cùng tham khảo:
2.1. Lãi số tiền chưa nộp
Đây là mức lãi suất được bên cung cấp điện và bên sử dụng điện thỏa thuận khi ký hợp đồng. Tuy nhiên, mức lãi này không được vượt quá lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng, được ghi rõ trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
Chính vì thế, mức phí này sẽ không thể xác định chính xác do phụ thuộc vào nhiều yếu tố đã nêu trên.
2.2. Chi phí ngừng và cấp điện trở lại.
Xem thêm : Gà cúng Giao thừa đặt quay đầu ra hay vào? Hóa ra trước giờ 90% mọi người đều đặt sai
Căn cứ theo Thông tư số 23/2020/TT-BCT, chi phí ngừng và cấp điện trở lại sẽ được hạch toán vào doanh thu sản xuất kinh doanh, sau đó sẽ được dùng để đóng thuế theo quy định của Pháp luật. Hiện nay, nhà nước quy định mức phí ngừng và cấp điện trở lại (chưa bao gồm VAT) như sau:
- Khu vực có cấp điện áp từ 0.38kV trở xuống: mức giá quy định là 98.000 đồng
- Khu vực có cấp điện áp trên 0.38kV – 0.35kV: mức giá quy định là 231.000 đồng
- Khu vực có cấp điện áp trên 0.35kV: mức giá quy định là 339.000 đồng
3. Quy trình 4 bước xử lý để được cấp điện trở lại
Bên cạnh những khoản phí phải nộp khi đóng tiền điện trễ hạn thì cách xử lý để được tái cung cấp điện cũng là chủ đề mà nhiều khách hàng quan tâm. Dưới đây là quy trình 4 bước xử lý để được cấp điện trở lại, mời bạn cùng tham khảo:
3.1. Bước 1: Kiểm tra số tiền điện cần thanh toán trên hóa đơn và các khoản phí cần nộp
3.1.1. Kiểm tra số tiền điện cần đóng trên hóa đơn tiền điện
Bạn cần kiểm tra đã đóng tiền điện chưa và số tiền điện cần thanh toán được in trên mỗi hóa đơn tiền điện để đóng cho nhà cung cấp. Bên cạnh cách thức này, bạn cũng có thể tham khảo qua một số cách tra cứu hóa đơn tiền điện khác như: xem thông báo đóng tiền qua SMS hoặc zalo, ứng dụng thanh toán,…
3.1.2. Kiểm tra các khoản phí cần đóng
Thông thường, khi quên đóng tiền điện bị cắt điện, lãi số tiền chưa nộp cũng như chi phí ngừng và cấp điện trở lại sẽ không có mức cố định cho từng thời điểm. Do đó, bạn nên tìm hiểu trước thông tin về các khoản phí này trên hợp đồng hoặc liên hệ với tổng đài CSKH EVN để chuẩn bị số tiền cần thanh toán hợp lý.
3.2. Bước 2: Thanh toán hóa đơn tiền điện và các khoản phí
Sau khi đã kiểm tra số tiền cần đóng, bạn cần liên hệ với bộ phận CSKH của Tổng công ty Điện lực qua hotline hoặc email để được hỗ trợ.
Lưu ý rằng, bạn nên cung cấp chính xác thông tin cá nhân như tên chủ hộ, mã khách hàng,… để được tổng đài viên hướng dẫn về cách giải quyết, điểm đóng tiền, mức phí,…
3.3. Bước 3: Thông báo tình trạng thanh toán và chờ Công ty Điện lực xử lý
Để chắc chắn, bạn nên liên hệ với bộ phận CSKH của EVN để nhân viên hỗ trợ kiểm tra, xác nhận lại tình trạng thanh toán hóa đơn đã đóng hay chưa. Trong vòng 24h kể từ thời điểm thanh toán đủ các khoản phí, công ty Điện lực sẽ tái cấp điện để phục vụ nhu cầu sử dụng của khách hàng.
3.4. Bước 4: Liên hệ khi có vấn đề phát sinh
Trong trường hợp đã quá 24h sau khi thanh toán mà vẫn chưa có điện, bạn cần liên hệ với bên cung cấp điện để được hỗ trợ. Bạn có thể liên lạc với bộ phận CSKH của EVN và Công ty Điện lực qua hotline, email hoặc đến trực tiếp địa chỉ gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.
Xem thêm : Cách tra cứu giấy phép kinh doanh hộ cá thể chính xác nhất
Dưới đây là thông tin của của các điểm hỗ trợ tại một số vùng miền trên toàn quốc:
- Tổng đài công ty Điện lực:
- Tổng đài công ty Điện lực miền Bắc: 19006769
- Tổng đài công ty Điện lực miền Trung: 19001909
- Tổng đài công ty Điện lực miền Nam: 19001006 – 19009000
- Tổng đài công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh: 1900 54 54 54
- Website CSKH EVN của 3 vùng miền:
- EVNNPC CSKH (miền Bắc)
- EVNCPC CSKH (miền Trung)
- CSKH EVN SPC (miền Nam)
- Hotline CSKH EVN của 3 vùng miền:
- EVNNPC CSKH (miền Bắc): 19006769
- EVNCPC CSKH (miền Trung): 19001909
- CSKH EVN SPC (miền Nam): 19009000
4. 3 mẹo giúp bạn hạn chế việc quên đóng tiền điện
Quên đóng tiền điện khi đến hạn không chỉ bị cắt điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình mà còn tốn nhiều chi phí khác phải thanh toán. Để hạn chế tình trạng này, mời bạn tham khảo ngay 3 mẹo hạn chế việc bị cắt điện do quên đóng tiền ngay dưới đây:
4.1. Đặt lịch nhắc nhở đóng tiền điện hàng tháng
Bạn nên đặt lịch nhắc nhở thời gian đóng tiền điện hàng tháng bằng cách note vào ghi chú trên điện thoại, đặt báo thức định kỳ, hoặc dán giấy note (giấy nhớ) ở những khu vực thường xuyên qua lại trong nhà,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng tính năng nhắc hẹn tự động định kỳ của ví VNPAY vô cùng đơn giản qua những bước sau:
- Bước 1: Tải xuống ứng dụng ví VNPAY trên Apple Store (dành cho thiết bị chạy hệ điều hành iOS) hoặc Google Play (dành cho thiết bị chạy hệ điều hành Android)
- Bước 2: Bạn ấn chọn mục “Thanh toán hóa đơn” trên màn hình
- Bước 3: Tại mục “Quản lý danh bạ hóa đơn”, bạn nhập “EVN” vào ô tìm kiếm
- Bước 4: Tiếp đến, bạn chọn đúng hóa đơn cần đặt lịch và ấn chọn dấu ba chấm ở góc phải của thanh thông tin
- Bước 5: Lúc này, bạn chỉ cần tick vào danh mục “Bật báo cước hàng tháng” là hoàn tất
4.2. Nhờ người thân hỗ trợ đóng tiền điện hàng tháng
Trong trường hợp quá bận rộn, bạn có thể nhờ người thân nhắc nhở hoặc cung cấp mã khách hàng để họ đóng hộ.
4.3. Kiểm tra thông báo hóa đơn tiền điện qua tin nhắn điện thoại
Hiện nay, EVN đã cung cấp tính năng thông báo hóa đơn tiền điện qua tin nhắn điện thoại nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng. Đây là tiện ích hoàn toàn miễn phí, bạn chỉ cần là chủ hộ và thường xuyên kiểm tra tin nhắn điện thoại là có thể dễ dàng thanh toán đúng hạn.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn 3 thông tin, 4 bước xử lý khi quên đóng tiền điện bị cắt điện cũng như 3 mẹo giúp bạn hạn chế việc quên đóng tiền điện. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để xử lý thật nhanh chóng khi quên đóng tiền bị cắt điện.
Xem thêm: 4 cách kiểm tra tiền nước online nhanh chóng – chính xác
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp