Có nhiều trường hợp người lái xe khi muốn tham gia học lái xe ô tô nhưng còn thắc mắc về độ tuổi lái xe ô tô như thế nào để có thể phù hợp với từng hạng trong quy định của nhà nước. Để giúp cho các bạn nắm được kiến thức các bạn có thể tham khảo thông tin sau đây của chúng tôi để có thể năm vững thông tin về độ tuổi học lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay quy định như thế nào.
Đối với mỗi hạng bằng khác nhau thì sẽ có quy định về độ tuổi học bằng lái xe ô tô khác nhau. Để đăng ký đúng hạng bằng theo độ tuổi của mình thì bạn cần phải nắm được quy định học bằng lái ô tô.
Bạn đang xem: Giới hạn độ tuổi lái xe ô tô? Bao nhiêu tuổi thì không được lái xe ô tô nữa?
Luật sư tư vấn luật về giao thông đường bộ trực tuyến: 1900.6568
1. Quy định về độ tuổi lái xe ô tô:
Theo quy định của pháp luật hiện hành điều kiện để được lái xe ô tô ngoài điều kiện sức khỏe và trình độ thì cần phải đáp ứng về độ tuổi mới được điều khiển phương tiện:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, điều kiện của người học lái xe là phải đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định. Đủ tuổi ở đây phải là đủ cả ngày, tháng và năm. Mặt khác theo quy định của điều 60 Luật an toàn giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.”
Như vậy, độ tuổi lái xe ô tô được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
– Người đủ 18 tuổi trở lên có quyền được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.
Xem thêm : TSP là gì? Cách quy đổi đơn vị đo lường TSP
– Người đủ 21 tuổi trở lên có quyền được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tả từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc
– Người đủ 24 tuổi trở lên có quyền được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc
– Người đủ 27 tuổi trở lên có quyền được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ từng loại bằng lái xe ô tô sẽ có những giới hạn độ tuổi yêu cầu khác nhau vì độ khó và điều khiển phương tiện đó cũng khác nhau. Pháp luật không quy định về giới hạn độ tuổi đối với người lái xe mô tô hai bánh. Tuy nhiên người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe của người điều khiển phương tiện tại Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Do đặc thù của từng loại bằng lái xe ô tô mà có những yêu cầu khác nhau về độ tuổi học lái xe ô tô cho từng loại giấy phép lái xe. Thường thì người lái bắt đầu với ba loại bằng lái xe ô tô cơ bản là bằng lái xe ô tô hạng B2, hạng B1 và bằng lái xe hạng C.
2. Quy định về giới hạn độ tuổi lái xe ô tô:
Căn cứ Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Theo quy định trên thì không có độ tuổi tối đa để lái xe ô tô, điều đó có nghĩa là nếu có đủ điều kiện về sức khỏe và trình độ lái xe thể hiện qua giấy phép lái xe thì người lái có thể điều khiển xe ô tô. Như vậy, chỉ có giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe có đề cập đến độ tuổi của người tham gia giao thông. Thời hạn giấy phép lái xe hạng B1 được xác định khi người tham gia giao thông là đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về giới hạn độ tuổi người tham gia giao thông không được phép lái xe ô tô. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định về thời hạn của giấy phép lái xe ô tô. Dựa vào thời hạn của giấy phép lái xe sẽ xác định được giới hạn độ tuổi của người lái xe.
3. Bao nhiêu tuổi thì không được phép lái ô tô nữa?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho mình hỏi có Thông tư hay Nghị định nào quy định giới hạn về độ tuổi lái xe ô tô khi tham gia giao thông (bao nhiêu tuổi thì hết được lái xe ô tô các loại)
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Quy định của pháp luật về các hạng giấy phép lái xe được dùng cho các loại xe như sau:
Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
Xem thêm : Cách hủy lệnh máy in Canon 2900 đơn giản và nhanh gọn
Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về giới hạn độ tuổi người tham gia giao thông không được phép lái xe ô tô. Tuy nhiên, pháp luật lại có những quy định về thời hạn của giấy phép lái xe ô tô quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”
Như vậy, chỉ có giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người lái xe có đề cập đến độ tuổi của người tham gia giao thông. Thời hạn giấy phép lái xe hạng B1 được xác định khi người tham gia giao thông là đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Nếu trên các độ tuổi theo quy định của pháp luật mà người lái xe vẫn muốn điều khiển phương tiện thì có thể tiếp tục gia hạn hiệu lực của giấy phép lái xe.
4. Chưa đủ tuổi lái xe ô tô bị phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi; Cháu tôi năm nay 17 tuổi nhưng đã biết lái ô tô. Cháu đã tự ý lấy ô tô để đi chơi và bị công an bắt. Tôi muốn hỏi với hành vi chưa đủ tuổi lái xe ô tô sẽ bị phạt thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
– Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, ở độ tuổi 17, cháu bạn chỉ được phép lái xe gắn máy có dung tích dưới 50 cm3. Trường hợp cháu bạn lái xe ô tô có nghĩa là đã vi phạm quy định về điều kiện người điều khiển xe cơ giới và bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, tại Khoản 6, Điều 21 quy định phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp