Bảo vệ tổ quốc là gì? Bảo vệ tổ quốc là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với tất cả công dân. Với thần tự hào dân tộc, mang trong mình một lòng nồng nàn yêu nước, việc bảo vệ tổ quốc là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nhưng hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để cùng ACC bàn về bảo vệ tổ quốc là gì? Vai trò của việc bảo vệ tổ quốc là gì.
1. Bảo vệ tổ quốc là gì?
Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang xem: Bảo vệ tổ quốc là gì? Những điều cần biết [Mới 2024]
2. Chế định về Bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp
Việc bảo vệ tổ quốc được thể hiện xuyên suốt trong quá trình xây dựng đất nước và hoàn thiện pháp luật, có thể thấy rõ thông qua một số nội dung sau đây.
Về chế định bảo vệ Tổ quốc, Hiến pháp năm 1946 đã đề cập đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, như quy định tại:
- Điều 4: Mỗi công dân Việt Nam phải bảo vệ Tổ quốc;
- Điều 5: Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính,…
Xem thêm : Cập nhật bảng xếp hạng 27 ngân hàng Việt theo mô hình CAMEL cuối quý 2/2022
Hiến pháp năm 1959 tuy chưa có chương riêng quy định về chế định bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng đã dành riêng một số điều quy định về Bảo vệ tổ quốc, cụ thể:
- Điều 8: Lực lượng vũ trang của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân.
- Điều 42: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.
- Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1959 còn có nhiều điều luật quy định về lĩnh vực quốc phòng, an ninh, như Điều 50, 63, 65, 74, 82.
Chế định bảo vệ Tổ quốc được được xây dựng thành một chương riêng trong Hiến pháp 1980. Vấn đề này quy định tại Chương IV, bao gồm 3 điều. Chương này xác định đường lối quốc phòng của Nhà nước (Điều 50), xác định nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 51) và việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự (Điều 52):
- Điều 50. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện và hiện đại trên cơ sở kết hợp xây dựng Tổ quốc với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Điều 51. Các lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ những thành quả của cách mạng, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, tự do, hạnh phúc và lao động hoà bình của nhân dân, cùng toàn dân xây dựng nước nhà.
- Điều 52. Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chăm lo công nghiệp quốc phòng, huy động nhân lực, vật lực nhằm xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước.
- Tất cả các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
Tại Hiến pháp 1992, chế định bảo vệ Tổ quốc được quy định tại Chương IV, bao gồm 5 điều. Về cơ bản, nội dung của Chương này giống như Hiến pháp năm 1980 là xác định đường lối quốc phòng toàn dân. Tuy nhiên, so với bản Hiến pháp trước, chương quy định về bảo vệ Tổ quốc của Hiến pháp năm 1992 có số lượng Điều luật tăng lên (02 điều), ngoài ra còn quy định bổ sung thêm về nhiệm vụ xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội (Điều 47)…
Tại Điều 45 Hiến pháp 2013, Bảo vệ Tổ quốc được xem là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Theo đó, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Đồng thời, tại Điều 64 Hiến pháp 2013 lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của bảo vệ tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh”.
3. Một số câu hỏi thường gặp
Bảo vệ tổ quốc là gì?
Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bạn đang xem: Bảo vệ tổ quốc là gì? Những điều cần biết [Mới 2024]
Tại sao phải bảo vệ tổ quốc?
Xem thêm : Cách chặn kết bạn Facebook, ẩn nút Kết bạn và nút Theo dõi trên Facebook
Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Như vậy có thể thấy bảo vệ Tổ quốc là hết sức quan trọng và là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi người dân Việt Nam.
Một số lực lượng bảo vệ tổ quốc là gì?
Lực lương cảnh sát nhân dân, công an nhân dân, quân đội, bộ đội,…
Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của công dân là gì?
Luôn nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách và đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, bảo vệ tổ quốc không chỉ những việc to lớn mà từ những việc nhỏ bé nhất
Trên đây là một số thông tin chi tiết về bảo vệ tổ quốc là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
✅ Kiến thức: ⭕ Bảo vệ Tổ Quốc ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp