Bầu mấy tháng được uống nước mía? Đúng thời điểm mẹ con cùng khỏe!

Vậy bầu mấy tháng được uống nước mía? Bầu 3 tháng đầu uống nước mía được không? Với những lợi ích trên thì mẹ uống nước mía trong 3 tháng đầu hay trong cả thai kỳ đều tốt.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước vối có tốt không? Câu trả lời đầy bất ngờ dành cho bầu!

Lưu ý khi uống nước mía

Ngoài vấn đề bầu mấy tháng được uống nước mía, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía một lần, hạn chế uống vào buổi tối & buổi sáng sớm vì nước mía có thể làm lạnh bụng, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
  • Nước mía có nhiều công dụng nhưng nếu uống nước mía thay nước lọc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ nên bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
  • Nếu mẹ đang sử dụng một vài loại thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống với nước mía. Vì điều này sẽ cản trở tác dụng của Policosanol có trong nước mía và thuốc không có tác dụng.
  • Mẹ nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh. Bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì mẹ dễ bị bệnh viêm họng, cảm cúm, sốt hơn.

bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy

Một số cách pha chế nước mía ngon

Khi nước mía kết hợp cùng một số loại của quả như tắc, cam, cà rốt sẽ cho ra hương vị thơm ngon mới. Mẹ bầu có thể áp dụng thử tại nhà.

  • Nước mía chanh/tắc: Ép nước mía với 1 quả tắc hoặc chanh cho ra ly nước mía thơm hơn, ngon ngọt hơn.
  • Nước mía cam: Mùi vị của cam rất nhẹ dịu, thơm mát, trong cam chứa nhiều vitamin C nên ly nước mía cam sẽ rất tuyệt vời cho những ai yêu thích cam.
  • Nước mía cà rốt: Kết hợp cà rốt với nước mía sẽ cho ra mùi vị độc đáo, làm cho nước mía cà rốt ngon hơn bao giờ hết.